🤡Trong phiên giao dịch cuối cùng năm ngoái, Dollar Index – chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn trên thế giới – giảm 0,33%. Nguyên nhân là thanh khoản thấp trong kỳ nghỉ lễ.
🌠Dù vậy, tính chung cả năm ngoái, chỉ số này vẫn tăng 7,8% - mạnh nhất 7 năm qua. USD tăng mạnh từ đầu năm và chỉ hạ nhiệt vài tuần gần đây, khi nhà đầu tư tìm manh mối về thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chấm dứt nâng lãi suất.
ဣ"Tôi cho rằng tất cả mọi người đều đang vật lộn với câu hỏi liệu vấn đề lớn trong năm 2023 sẽ là tăng trưởng yếu hay lạm phát cao dai dẳng", Adam Buttons – chiến lược gia tiền tệ tại ForexLive nhận định, "Nếu tăng trưởng yếu, USD sẽ mất giá. Còn nếu lạm phát cao, USD sẽ tăng giá".
☂Euro năm ngoái giảm 5,9% so với USD. Mức này giảm nhẹ so với 7% năm trước đó. Tăng trưởng khu vực đồng euro yếu đi, chiến sự tại Ukraine và chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed đã gây sức ép lên euro cả năm qua.
🍃"Lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế gần đây nhích lên đã giúp khu vực đồng euro thu hút thêm vốn đầu tư. Tuy nhiên, cả hai yếu tố này đều không chắc chắn, nếu giá năng lượng tăng trở lại, hoặc quan điểm của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bớt thắt chặt hơn", Karl Schamotta – chiến lược gia tiền tệ tại Corpay cho biết.
൲Bảng Anh năm ngoái giảm 10,8% so với USD, hiện về quanh 1,2 bảng đổi một USD. Đôla Australia – đồng tiền nhạy cảm với rủi ro – giảm 6,4% so với đồng bạc xanh năm qua.
💟Nhân dân tệ trên thị trường quốc tế giảm 8,7% so với USD năm 2022, do USD mạnh lên và kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Sự lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa sau 3 năm thực hiện chính sách chống dịch ngặt nghèo đã bị lấn át bởi số ca nhiễm mới tăng vọt. Việc này có thể khiến nền kinh tế chịu gián đoạn nhiều hơn.
💯Jan Von Gerich – nhà phân tích tại Nordea cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại "sẽ là nguồn cơn bất ổn". "Nhưng khi chúng ta vượt qua điều đó và các tác động kinh tế tích cực xuất hiện, tôi cho rằng tâm lý chuộng rủi ro sẽ được kéo cao trên toàn cầu", ông cho biết.
♊Còn so với yen, USD năm ngoái tăng 13,7%, chủ yếu do chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Đây là năm tệ nhất của yen kể từ 2013.
Hà Thu (theo Reuters)