Đến cuối tháng 4,🐽 Dollar Index - đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - tăng 4%, vượt ngưỡng 106 USD và tiến gần đến mức cao nhất mọi t♓hời đại là 113 USD đạt được vào tháng 10/2022.
Đó cũng là thời điểm đồng rupiah của Indonesia xuống mức thấp nhất mọi thời đại, buộc ngân hàng trung ương nước này phải can thiệp ꦇvào thị trường và tăng lãi suất để hỗ trợ đồng tiền. Đồng rupee Ấn Độ và ringgit Malaysia cũng lao dốc. "USD mạnh không bao giờ là tin tốt với các nền kinh tế mới nổi", Neil Shearing, Kinh tế trưởng tại Capital Economics nói.
Nguyên nhân bởi USD tăng khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô - được thanh toán bằng USD, gia tăng, kéo theo lạm phát trong nước đi lên. Đây là tin xấu vào thời điể🌃m nhiều nước đang cố gắ🐠ng chống lại vật giá leo thang.
Chi phí trả nợ nước ngoài - hơn một nửa tính bằng USD - cũng đắt hơn. Theo số liệu công bố ngày 7/5 của Viện Tài chính Quốc tế, nợ nước ngoài của các nền kinh t♕ế mới nổi đã đạt mức kỷ lục 105.000 tỷ USD, gấp đôi con số 50.000 tỷ USD vào 10 năm trước. "Các nước lớn mới nổi như Brazil và Ấn Độ đang chuyển sang vay mượn nhiều hơn ở thị trường nội địa", Shearing cho biết.
Dù nội tệ yếu hơn có lợi cho việc xuất khẩu sang Mỹ, nhưng USD đắt đỏ cũng buộc các nền kinh tế mới nổi phải duy trì lãi♛ suất cao để ngăn dòng vốn quay về Mỹ. Kết quả là họ rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" khi muốn hạ lãi suất để hồi sinh kinh tế nhưng sợ dòng vốn rời đi nên ngần ngại hành động. Điều này khiến chi phí vay nội địa tăng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đến nay, Ngân hàng Trung ương Brazil đã giảm tốc độ cắt giảm lãi suất cơ bản. Hôm 8/5, họ chỉ giảm 0,25 điểm phần trăm, xuống còn 10,5% với lý do "sự không chắc chắn ngày càng tăng và dai𓆉 dẳng về thời điểm bắt đầu của chu kỳ nới lỏng ở Mỹ". Ngày hôm sau, Ngân hàng Mexico giữ nguyên lãi suất ở mức 11%.
Các nước giàu cũng không tránh khỏi. Lãi suất ở châu Âu dự kiến giảm sớm hơn Mỹ nên đồng euro có thể mất giá so với USD trong năm tới, theo JP Morgan. Tại ꦉNhật Bản, một USD đổi được hơn 1🍸60 yen hôm 6/5, lần đầu tiên kể từ 1990.
Carl Grekou, chuyên gia kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Triển vọng và Thông tin Quốc tế, cho biết USD đang tăng ✅giá nhờ "sức khỏe tốt của nền kinh tế Mỹ và vị thế là nơi trú ẩn an toàn trong một thꦏế giới có nhiều bất ổn".
Vào tháng 4, USD còn tăng vọt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tỏ ra thận trọng hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất. Dữ liệu lạm phát mới nhất càng củng cố khả năng này. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 3 tăng 3,5% so với cùng kỳ 2023, cao hơn dự báo theo khảo sát các nhà kinh tế của Reuters.
"Fed không có lý do gì để cắt giảm lãi suất khi chúng ta vẫn đang phải chiến đấu với lạm phát .🐈 Đó là sự thật", Kenneth Mahoney, Chủ tịch Mahoney Asset Management đánh giá.
Theo Lloyd Chan, nhà phân tích tiền tệ cấp cao tại MUFG Bank, các thị trường khu vực châu Á vẫn thận trọng về xu hướng lãi suất trong tương lai của Mỹ. "USD vẫn hấp dẫn, tương đối mạnh so với nhiều෴ đồng tiền châu🔯 Á. Chênh lệch lãi suất đang hỗ trợ Mỹ và tiếp tục ảnh hưởng đến các đồng tiền khu vực", Chan nói.
Trong dự báo mới nhất vào tháng 5, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo "lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn có thể khiến dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi, từ đó 🔯gây mất giá tiền tệ và gây bất ổn tài chính trên toàn cầu".
Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trấn an. Kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas, dẫn chứng vào cuối 2022, các nước mới nổi đã vượt qua rất tốt đợt tăng lãi suất của Mỹ bằng cách để đồng tiền của họ mất giá và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. "Ngày nay họ không còn dễ bị 𒁏tổn thương nữa. Dự trữ ngoại hối của họ cũng cao hơn nhiều", ông nói.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fed đã ký một số th💧ỏa thuận với các ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển và một số nước mới nổi nhằm hỗ trợ họ trong trường hợp khủng hoảng.
Theo Gourinchas, ảnh hưởng rất khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào tác động của tỷ 🌊giá với lạm phát hoặc quy mô của khoản nợ bằng USD. Rủi ro tiền tệ đặc biệt cao ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina nhưng khó có khả năng tạo ra khủng hoảng tiền tệ.
Áp lực k🌃hi USD tăng giá với nền kinh tế thế giới chứng tỏ vai trò trung tâm của nó, bất chấp sự phân mảnh. USD vẫn được sử dụng trong 80% giao dịch thương mại🍒 trên thế giới, ngay cả khi Trung Quốc đang dần quay lưng với nó.
Mười ღlăm năm trước, cường quốc châu Á này chỉ sử dụng USD cho các giao dịch nước ngoài, trong khi giờ nhân dân tệ chiếm một nửa. Bắc Kinh cũng đã bán bớt trái phiếu chính phủ Mỹ, hiện chỉ chiếm 30% dự trữ ngoại hối. Nhưng USD vẫn chiếm 60% dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương thế giới.
Phiên An (theo Reuters, Le Monde, The Star)