Hôm qua, một euro chỉ đổi 1,0006 USD - thấp nhất kể từ tháng 12/2002. Vì thế, trên AFP, giới chuyên gia cho rằng chuyện ngang giá chỉ còn là vấn đề thời gian. 2002 cũng là lần cuối cùng hai🌃 đồng tiền này có🧸 giá trị bằng nhau.
Euro đã mất giá 12% so với USD kể từ đầu năm nay. Nguyên nhân là nỗi lo suy thoái tại châu Âu, do lạm phát cao và bất ổn về nguồn cung năng lượng do chiến dịch quân sự của✃ Nga tại Ukraine.
Liên minh châu Âu đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt Nga. Cùng lúc đó, Nga cũng cắt ng🧸uồn cung khí đốt cho m🙈ột số nước châu Âu và gần đây còn dừng hoạt động đường ống Nord Stream 1 tới Đức để bảo dưỡng 10 ngày. Tuy nhiên, giới chức Đức lo ngại đường ống này có thể không bao giờ hoạt động trở lại.
Cuộc ♈khủng hoảng năng lượng, cùng việc tăng trưởng kinh tế chậm lại, đã làm dấy lên nghi ngờ việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thắt c🙈hặt tiền tệ để ghìm lạm phát. ECB đã thông báo sẽ nâng lãi trong tháng này, lần đầu tiên kể từ năm 2011, khi lạm phát tại eurozone lên 8,6%.
Dù vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng ECB đã chậm chân và việc hạ cán😼h cứng là khó tránh. Đức tuần trước ghi nhận thâm hụt thương mại hàng hóa lần đầu tiên kể từ năm 1991 khi gi🍃á nhiên liệu tăng và biến động trong chuỗi cung ứng kéo giá nhập khẩu hàng hóa lên cao.
Chuỗi tăng giá của các ngân hàng trung ương khác, đặc biệt là Cục Dự trữ liên bang ✱Mỹ (Fed), cùng tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ tiếp tục gây sức ép lên đồng euro v🎐à khiến nhà đầu tư tìm đến USD để trú ẩn.
Fed tháng trước nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75% và ra tín hiệu tiếp tục tăng lãi tháng này. USD có thể được mua vào mạnh hơn nữa nếu cả châu Âu và Mỹ rơi vào suy thoái, Giám đốc nghiên cứu ngoại hối của Deutsche Global George Saravelos cảꦏnh báo.
Ông thậm chí cho rằng giá euro còn xuống dưới 1 USD, về 0,95 - 0,97 USD "nếu Mỹ và châu Âu chìm sâu vào suy thoái trong quý III, còn Fed tiếp tục nâng lãi". Đây là tin vui với những ngườ꧟i Mỹ muốn đi châu Âu du lịch, nhưng lại là điều không mấy tốt đẹp với ổn định kinh tế toàn cầu.
Hà Thu (theo CNN, AFP)