Báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017, dự toán và ☂phân bổ ngân sách 2018, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bội chi ngân sách năm 2017 đạt 3,42% GDP, tương đương 174.300 tỷ đồng. Con số này thấp hơn 4.000 tỷ mức bội chi đã được Quốc hội thông qua cuối năm 2016. Như vậy, sau nhiều nỗ lực “thắt lưng buộc bụng” bội chi ngân sách đã nằm trong kế hoạch.
Đánh giá điều hành ngân sách đã theo hướng siết chặt bội chi, cơ cấu lại nợ theo hướng kéo dài kỳ hạn vay, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đ🃏ức Hải nhìn nhận, "bội chi năm 2017 là mức khả quan nhất trong vòng 10 năm qua, góp phần giữ nợ công trong giới ♈hạn an toàn cho phép".
Tuy nhiên, ông Hải cũng cho hay, thực tế bội chi giảm chủ y꧟ếu do giảm bội chi ngân sách địa phương. "Năm 2017, vay để trả nợ gốc giảm so với dự toán chủ yếu từ ngân sách địa phương vừa thể hiện được khả năng trả nợ tích cực của các địa phương, song cũng phản ánh sự thiếu vững chắc của ngân sách Trung ương khi không bố trí được nguồn để trả nợ gốc", Chủ nhiệ𒊎m Nguyễn Đức Hải phân tích.
Ngoài ra, việc giải ngân vốn ODA được Chính phủ tạm xác định bằng dự toán là kh🐎á rủi ro, vì theo nhiều năm số vốn giải ngân ODA thường có phát sinh lớn hơn so với dự toán. “Nếu vốn ODA giải ngân vượt so với dự toán, điều này ảnh hưởng đến bội chi ngân sách”, đại diện cơ quan thẩm tra lo ngại.
Cơ quan này đề nghị Chính phủ đánh g𓆏iá cụ thể về tổng mức vay của ngân sách năm 2017, gồm khoản vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc, và tiến hành rà soát kỹ tình hình giải ngân vốn vay ODA trong những năm gần đây để có biện pháp báo cáo Quốc☂ hội xem xét, điều chỉnh kịp thời tại kỳ họp này.
Tuꦫy nhiên, trước dự kiến bội chi năm 2018 của Chính phủ là 3,7% GDP, tăng 0,2% GDP so với năm 2017, Uỷ ban Tài chính ngân sách lư♑u ý, "Chính phủ cần có căn cứ thuyết phục hơn". Có ý kiến đề nghị giữ mức bội chi năm 2018 ngang với năm 2017, mức 3,5% GDP.
"Chính phủ cần cắt giảm những khoản chi thường xuyên, chi đầu tư bố trí không đúng quy định để ưu ti🗹ên giảm bội chi theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước. Nguyên tắc này cần được quán triệt nhất quán trong điều hành ngân sách", cơ quan thẩm tra của Quốc hội nêu.
Ngoài dự kiến tăng bội chi thêm 0,2% GDP năm tới, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, năm 2018 tổng chi dự kiến trên 1,52 triệu tỷ đồng. Tro🍒ng đó, chi ngân sách Trꦿung ương hơn 948.000 tỷ, trừ số bổ sung, cân đối ngân sách địa phương 198.000 tỷ đồng thì dự toán chi khoảng 749.000 tỷ. Dඣự toán chi ngân sách địa phương theo phân cấp hơn 895.000 t✱ỷ đồng.
Chính phủ dự kiến dành 187.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển; chi trả nợ lãi 110.000 tỷ đồng; chi viện trợ 1.300 tỷ cho các thoả thuận hợp tác song phương với Lào, Cuba, Campuchia... Ngoài ra, ngân sách cũng dành khoản chi hơn 434.000 tỷ đ✅ồng để chi tiền lương, tinh giản biên chế.
Trong bối cảnh cân ♕đối ngân sách còn khó khăn, Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát, cơ cấu lại một số khoản chi bảo đảm hợp lý, tiết kiệm. Vốn đầu tư phải được bố trí theo đúng Luật Đầu tư công, Ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguyên tắc định mức phân bổ theo Nghị quyết của Quốc hội...
Anh Minh