Tàu ngầm lớp Soyru cơ động trên mặt biển.
Hải quân Nhật Bản có số lượng khí tài khiêm tốn nhưng uy lực rất lớn, trong đó tiêu biểu là hạm đội tàu ngầm diesel-điện lớp Soyru (Rồng xanh), một trong những loại tàu ngầm hiện đại nhất thế giới hiện nay, theo National Interest.
Sau Thế chiến II, Tokyo được phép sở hữu tối đa 22 tàu ngꦦầm trong biên chế Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF). Các tàu ngầm này đều do tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries và Kawasak🧜i Heavy Industries có trụ sở tại thành phố Kobe nghiên cứu và chế tạo.
Nhật Bản không phát triển tàu🤪 ngầm theo hướng đổi mới hoàn toàn sau mỗi thế hệ. Các lớp tàu ngầm hiện đại đều được xây dựng từ nền tảng những loại ra đời trước đó. Lớp Soyru hiện nay bắt nguồn từ dự án tàu ngầm Oyashio, được ಌtrang bị hệ thống điện tử hiện đại với mức độ tự động hóa cao, cho phép rút gọn thủy thủ đoàn xuống còn 65 người.
Với lượng giãn nước 🤪4.200 tấn khi lặn, Soyru là lớp tàu ngầm lớn nhất được Nhật Bản chế tạo từ sau Thế chiến II. Mỗi chiếc dài 84 m, 🤡rộng 9,1 m, có tầm hoạt động 11.300 km và độ sâu lặn tối đa 650 m. Đặc điểm nổi bật của lớp Soyru là cánh lái phần đuôi hình chữ X, được cho là giúp tăng khả năng cơ động ở vùng nước nông, yếu tố quan trọng trong chiến lược bảo vệ bờ biển và tuyến hàng hải của Nhật.
T🍷àu ngầm lớp Soyru được trang bị hàng loạt cảm biến, trong đó chủ lực là tổ hợp định vị thủy âm (sonar) Hughes/Oki ZQQ-7, với một sonar ở mũi, 4 cụm sonar sườn và một sonar kéo sau đuôi để tăng khả năng theo dõi. Bên cạnh đó là kính tiềm vọng quang điện tử và radar nhìn vòng cảnh gi🃏ới đường không ZPS-6F cho mục tiêu mặt nước và máy bay.
Vũ khí chính của lớp Soyru là 6 ống phóng ༺ngư lôi cỡ 533 mm, cho phép sử dụng ngư lôi hạng nặng Type-89 với tầm bắn 50🐟 km, cũng như tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon và thủy lôi. Một số nguồn tin cho biết lớp Soyru có thể mang tối đa 30 quả đạn các loại, nhiều hơn 50% so với các đời tàu ngầm trước đó của Nhật.
Toàn bộ vỏ ngoài tàu ngầm được bọc vật liệu cao su hấp thụ sóng âm, triệt tiêu tiếng ồn của tàu và giảm phản xạ sóng âm từ sonar chủ động của đối phương. Nhật Bản cũng trang bị hệ thống đối kháng đi𒊎ện tử ZLR-3-6 và hai cụm ống phóng mồi bẫy thủy âm để bảo vệ tàu ngầm lớp Soyru. Sự kết hợp giữa phương án phòng vệ thụ động và chủ động biến Soyru thành một trong những tàu ngầm khó phát hiện nhất thế giới, ngang ngửa lớp Kilo của Nga và Type-209 🍸Đức.
Động cơ là yếu tố nổi♛ bật nhất của lớp Soyru. Động cơ diesel-điện giúp tàu đạt tốc độ tối đa 37 km/h khi lặn, trong khi hệ thống đẩy độc lập không khí (AIP) ch♓o phép lớp Soyru ẩn mình dưới biển liên tục hai tuần mà không phải nổi lên mặt nước.
Sự kết hợp giữa khả năng tàng hình, cảm biến hiện đại và vũ khí có uy lực đã biến tàu ngầm lớp Soyru thành sát thủ đầy nguy hiểm dưới ▨biển của Nhật Bản. Với 8 chiếc trong biên chế và 5 chiếc đang hoàn thiện, lớp Soyru vẫn tiếp tục🃏 giữ vai trò là mũi nhọn răn đe của Nhật trong 10-15 năm tới, trước khi thế hệ tàu ngầm tiếp theo ra đời.
Tử Quỳnh