Kiatisuk vẫn kiên quyết không nói về chức vô địch, điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Lần gần nhất HAGL được xem như một ứng cử viên đã vào mùa giải 2013, thời điểm họ đua tranh chức vô địch đến gần cuối mùa. Vị trí hiện tại của HAGL là một sự tiến bộ vô cùng lớn so với năm mùa gần nhất, nên HAGL cần thận trọng. Lên càng cao, càng dễ ngã đau. Xét cho cùngꦑ, họ chỉ mới hoàn thành mục tiêu... trụ hạng.
Tuy nhiên, các con số liên quan đến thống kê, hoặc chuyên môn đều có cùng 💃đáp số: HAGL có đến hơn 80% cơ hội vô địch. Hay nói đúng hơn, "những đứa trẻ của bầu Đức" có quyền tự định đoạt số phận. Thậm chí, ở một trường hợp đặc biệt, HAGL có thể chạm tay vào chức vô địch ngay khi kết thúc giai đoạn 1. Bất kỳ đội bóng nào giành được hơn 60% số trận thắng so với tổng số trận trong mùa, đều chắc chắn vô🍷 địch. Nghĩa là, thầy trò Kiatisuk chỉ cần thắng thêm hai trận cuối ở giai đoạn I, khi đó họ sẽ có 11 trận thắng trong tổng số 18 trận phải đá, chiếm tỷ lệ 61%.
Đặt trong bối cảnh hiện tại, nếu HAGL thắng thêm hai trận, tức là Viettel muốn vượt qua, phải thắng thêm đến năm trận, trong khi cả hai chỉ còn tổng cộng bảy trận để đấu. Về lý thuyết, Viettel còn cơ hội. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại với những kết quả ở vòng 11 vừa kết thúc. Cả hai đều phải đá sân khách, và Viettel 🧜gặp đối thủ dễ hơn: CLB TP HCM đang khủng hoảng và thiếu Lee Nguyễn. Vậy nhưng, họ đã không thể bảo vệ được lợi thế dẫn trước. Sau bốn trận liên tiếp không thủng lưới, hai trận gần nhất trước Quảng Ninh và TP HCM, hàng phòng ngự Viettel đã không còn duy trì được sự vững chãi của mình. Tất nhiên, bất kỳ đội bóng nào cũng sẽ phải thủng lưới khi thi đấu liên tục trong một thời gian dài. Bản thân HAGL cũng lọt lưới bốn bàn trong ba trận gần nhất. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: bệ đỡ thành công của Viettel nằm ở hệ thống phòng ngự còn HAGL ở khả năng ghi bàn. Nếu HAGL thủng lưới, họ còn♍ cơ hội sửa chữa, nhưng đội bóng của HLV Trương Việt Hoàng lại không phải quá giỏi về khâu ghi bàn.
Thế nên, chỉ trong mộ🍰t vòng đấu, mọi thứ đã khá rõ ràng. HAGL chỉ cần bốn cú sút, trong đó hai lần 🃏đưa bóng đi đúng hướng, đã ghi hai bàn. Đá trên sân Thanh Hóa không có khán giả, vậy mà HAGL chỉ giữ bóng chỉ 43%. Càng lúc, họ càng thể hiện sự toan tính. Một đội bóng vừa quyết tâm, vừa "vào phom", vừa có cả sự may mắn, thì nếu nói là không muốn vô địch, e rằng Kiatisuk quá... ngây thơ.
Thể thức thi đấu hai giai đoạn có nhiều điểm rất hay, nhưng cũng có điểm dở. Không phải đội nào vào được top 6 cũng đều có khả năng tranh chấp chức vô địch. Do kết quả thi đấu giai đoạn I được bảo lưu, nên giả sử như Hà Nội có lách khe cửa hẹp thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi khoảng cách giữa họ với HAGL đã lên đến 15 điểm, tức là năm trận thắng trong khi top 6 chỉ còn đá bảy trận. Tức là, vào top 6 chỉ tương đương với... trụ hạng thành công, còn cơ hội vô địch hiện nay chỉ là câu chuyện của riêng HAGL và Viettel. Đây chính là điểm dở. Các đội mang tiếng vào đua vô địch nhưng không còn cơ hội, và nhiều khả năng... "đá cho vui". Năm ngoái, 💃chính HAGL là "đại diện tiêu biểu" của mặt trái này, khi thua sáu trong bảy trận của giai đoạn hai mùa trước. Bây giờ, chính cái điểm dở của thể thức ấy càng tạo thêm triển vọng vô địch cho H🌱AGL khi nhiều đối thủ sắp đến của họ (ngoài Viettel), sẽ chẳng còn thi đấu với quyết tâm lớn nhất.
Cũng vì điều đó, nhiều người hy vọng Nam Định sẽ vào top 6. Đội bóng của HLV Nguyễn Văn Sỹ đang "ăn khách" chẳng kém gì HAGL. Phong cách chơi bóng "tất tay" của họ tạo ra những bất ngờ khó đoán định. Chiến thắng 1-0 ngay trên sân của Quảng Ninh giúp đội bóng thành Nam vươn lên thứ ba với 18 điểm. Theo lý thuyết, họ chỉ cần thắng thêm một trận nữa là chắc suất. Khoảng cách giữa họ với HAGL hiện là 10 điểm, rất lớn, nhưng vẫn có thể san lấp, đặc biệt là với một đội bóng "chẳng có gì để mất" như Nam Định nếu như họ vào được top 6 và hoàn thành mục tiêu trụ hạng. Hành trình của Nam Định khiến người ta nhớ đến trường hợp của Thừa Thiên Hu⭕ế ở mùa giải 1995. Từ chỗ ứng viên rớt hạng, bất ngờ có suất đá ở giai đoạn II, sau đó thẳng tiến đến trận chung kết. Dù mùa giải đó, Thừa Thiên Huế chỉ giành được ngôi á quân nhưng họ tạo nên một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của lịch sử giải vô địch quốc gia Việt Nam.
Chuyện của Nam Định dù sao cũng chỉ là một sự kỳ vọng. Còn thực tế hiện nay, chính cuộc đua trụ hạng mới là tâm điểm, sau khi Hà Nội thua trận thứ sáu trong mùa và hầu như không🉐 còn cơ hội đua vào top 6. Trận đấu đầu tiên của Hà Nội FC dưới quyền tân HLV người Hàn Quốc không có gì khác trước. Giữ bóng nhiều, đan lát hoa mỹ, nhưng toàn trận đấu cũng chỉ tung ra được năm cú sút, trong đó chỉ hai đi đúng hướng về phía khung thành của TopenLand Bình Định. Con người của Hà Nội vẫn còn đó, nhưng bài vở thi đấu thì cũ, ngoại binh thì lạc nhịp chơi chung. Rất khó để nói rằng Hà Nội F🌺C hiện nay là một đội bóng mạnh khi mà việc đối phó với họ đang trở nên khá đơn giản với nhiều đội bóng, kể cả một tân binh như Bình Định.
Thất bại của Hà Nội FC một lần nữa buộc những nhà quản lý trên thượng tầng đội bóng này cần nhìn 🌳thẳng vào thực tế, đó là đội bóng của họ có thể bị xuống hạng ngay tại mùa giải năm nay. Họ có thể vào to⭕p 6 nếu thắng hết hai trận còn lại của giai đoạn I, nhưng thực tế họ chỉ đang hơn đội chót bảng SLNA đúng ba điểm mà thôi. Trong dáng dấp của một đội bóng trụ hạng, mà nếu cứ gồng sức đá để tìm chiến thắng theo kiểu "cửa trên", rồi bị thua trận, thì có khi chẳng còn sức lực lẫn tinh thần để đá trụ hạng tại giai đoạn II, kể cả khi họ vẫn có nhiều cầu thủ giỏi. Bởi nhóm tám đội trụ hạng sắp đến, cũng toàn những đội bóng "sai con tính" như Hà Nội FC.
Song Việt