Mang tên là giải VĐQG chuyên nghiệp, nhưng 20 năm trước, 10 đội bóng dự giải chỉ có Cảng Sài Gòn được tạm xem là vận hành theo mô hình doanh nghiệp. Chín đội còn lại vẫn thuộc địa phương và nghành. 20 năm sau, kh🐎ô🏅ng thể nói là các CLB đã hoàn toàn độc lập như pháp nhân một doanh nghiệp tư nhân. Nhưng ngoài vài đội - như SLNA, Nam Định, Hải Phòng - vẫn đang nhận nguồn ngân sách dưới các hình thức khác nhau, đa số CLB ít nhiều đều tự chủ về tài chính. Theo quy định, các đội bóng đều thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Chỉ riêng con số 14 CLB đã là một bước tiến rất lớn. Trong số 10 CLB dự giải chuyên nghiệp 2000-2001, hiện vẫn còn hai CLB dự mùa 2021 - là SLNA và Nam Định. Thời gian đã làm đúng công việc của nó, thải loại hầu hết đội bóng sống bằng ngân sách bao cấp. Trong 14 đội dự V-League hiện nay, có đến tám đội hoàn toàn mới, được xây dựng từ đầu và cũng dễ hiểu khi đa số các đội này đều thuộc sở hữu tư nhân. Điều♓ quan trọng hơn cả, các đội này đoạt đến 12 chức vô địch trong 20 năm qua. Những danh hiệu của SLNA hay Đà Nẵng có lẽ là "di sản" cuối cùng của một thời bóng đá bao cấp.
Danh sách các ứng cử viên cho chức vô địch mùa bóng 2021 càng cho thấy xu hướng không thể đảo ngược đó. Hà Nội, Sài Gòn FC, CLB TP HCM, Bình Dương, Viettel hay HAGL là các đội có nhiều hy vọng nhất để lọt vào top 6 tranh chức vô địch tại Giai đoạn II. Trong số này, những HAGL, Hà Nội và Bình Dương đã có tuổi đời trên dưới mười lăm năm, sự bền bỉ của họ rất đáng kinh ngạc. HAGL, từ 2004 đến nay, họ không có chức vô địch nào. Thậm chí, trong bảy năm qua, HAGL xem như "không quan tâm đến chuyện vô địch". Nhưng họ vẫn duy trì đội bóng ở mức độ đủ nhân lực để cống hiến cho quốc gia.🌃 Có thể thấy, nhiều doanh nghiệp làm bóng đá không hẳn chỉ vì thành tích, cụ thể là chức vô địch, mà còn đầu tư vì những giá trị lâu bền.
Bầu Đức không thuận lợi trong công việc kinh doanh, phải bán nhiều công ty cho người khác, nhưng vẫn giữ đúng lời hứa 20 năm trước, là giữ lại đội bóng đá. Hà Nội FC vô địch V-League đến năm lần, nếu cộng thêm các chức vô địch của SHB Đà Nẵng hay Quảng Nam thì quá dư thừa danh hiệu với bầu Hiển. Nhưng Hà Nội FC mùa này vẫn tiếp tục đầu tư mạnh, tham vọng vẫn đặt ở tầm châu Á. Nếu nói bầu Hiển "tham", thì chắc chắn "lòng tham" ấy mang ý nghĩa hết sức tích cực. Một đội bóng như Hà Nội FC mà còn muốn vô địch thêm lần nữa, thì cũng giống như một đầu tàu kéo đoàn xe V-League lao ❀nhanh hơn về phía trước. Bởi trong các cuộc đua, nếu bạn thi đấu với một kẻ mạnh, bạn có khả năng sẽ mạnh hơn chính mình. Với Bình Dương, việc mời HLV Phan Thanh Hùng về cầm quân từ mùa này, cũng là cách thể hiện tham vọng, dù cho vài năm qua, có lúc ông chủ của đội bóng này ngỡ như đã "chán" bóng đá.
Để nhìn sự trưởng thành của một làng bóng🌱 đá, một giải đấu, cần có một độ trễ đến vài chục năm mới có thể đánh giá. Đành rằng V-League 2021 bắt đầu khi vẫn chưa có VAR, vẫn còn vấn đề trọng tài, vẫn có chuyện "thiếu tiền bỏ giải", nhưng so với 20 năm trước, đã có những thứ thay đổi rất lớn.
V-League ra đời năm 2001 dựa trên kế hoạch của Công ty tiếp thị thể thao Strata về một giải đấu mà "thương quyền" sẽ được bán để lấy tiền đó chia lại cho các CLB. Strata mua trọn gói các giải VĐQG và Cup Quốc gia, trả cho LĐBĐ Việt Nam (VFF) một khoản tiền cố định vào chừng 2 triệu USD cho ba mùa bóng. Phần Strata tự kinh doanh t🀅heo kiểu "lời ăn, lỗ chịu". Phần các đội bóng thì cũng chỉ nhận một khoản tiền cộng với doanh thu từ bán vé, các quyền lợi quảng cáo đều ꧅giao cho Strata.
Cách làm đó chỉ là ꦬmột kiểu nâng cấp của bóng đá bán chuyên, hoàn toàn không thể gọi là chuyên nghiệp, bởi những quyền kinh doanh quan trọng nhất lại thuộc về đối tác tổ chức giải - Strata. Họ làm ăn tốt, thì V-League sống, và ngược lại. Chính vì thế, đến năm 2007, bóng đá Việt Nam đã rơi vào "thảm cảnh" khi không có nhà tài trợ chính, VFF phải tự bỏ tiền túi ra tổ chức giải.
Hiện tại, V-League tự kinh doanh thông qua công ty VPF - một pháp nhân có cổ phần của các CLB và những thành phần liên quan. Dù V-League chưa bán được bản quyền truyền hình, chí ít VPF vẫn có thể bán cái quyền đó để đổi lấy quảng cáo và nhận một khoản tiền tài trợ. Các CLB toàn quyền kinh doanh. Còn chuyện nhiều đội vẫn đang thiếu tiền, "chạy ăn từng bữa", thì công bằng mà nói, đó là vấn đề về năng lực bản thân. Nói cho cùng, đâu có ai ép họ phải chơi V-League tr𒁃ong tình cảnh không có tiền.
Thế nên việc V-League 2021 vừa trải qua một năm só💜ng gió, khó khăn vì Covid-19 nhܫưng vẫn xuất phát với 14 CLB, có thể được xem là khởi đầu tích cực cho mùa giải thứ 20 kể từ khi lên chuyên. Nói gì thì nói, cuộc đua vô địch của V-League có thể không hấp dẫn, không hoành tráng như ở châu Âu, nhưng cứ nhìn cái cảnh các đội bóng "đá trối chết" để không bị xuống hạng, thì rõ ràng việc được chơi bóng tại V-League là vinh dự, là "thơm tho", chứ đâu đến mức "đá cho vui" hay "Thích thì bỏ giải" như trước đây.
Chào mừng đến V-League 2021!
Song Việt