Cẩm đã tưởng mình may mắn hơn nửa triệu người mất việc do làn sóng doanh nghiệp ngừng sản xuất từ cuối năm ngoái, vì còn bám trụ được cho đến nay. Cả khi TP HCM bị Covid-19 hoành hành, xưởng may ngừng việc, Cẩm vẫn trụ lại trong căn trọ chật chội để trở thành một trong những người đầu tiên trở lại làm việc khi hết dịch. Nhưng nay, người phụ nữ miền Tây này phải hồi hương. Về quê có rau ăn rau, có cháo ăn cháo rồi tính sau, như lời má Cẩm giục con. Trong tình thế mất việc, nhiều lao động nhập cư như Cẩm buộc phải "di cư ngược" mang theo "những giấc mơ rách toang".
Sáu năm trước, gia đình gãy gánh, chia tay chồng, người phụ nữ này khăn góiಞ lên TP HCM. Cẩm vào làm công nhân một công ty may xuất khẩu, lương tháng 4-5 triệu, không cao nhưng ổn định, còn khá hơn nhiều so với ở quê thiếu ruộng, thiếu việc làm.
Người tứ xứ lâu nay vốn chọn TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai làm nơi "đất lành, chim đậu". Hàng chục năm qua, "Từ điển tiếng miền Tây" có thêm từ "đi Bình Dương" để chỉ những người bỏ quê l💯ên miền Đông tìm việc.
Người miền Tây thực bụng, nghĩ đơn giản, nên mơ ước cũng không xa vời, chỉ cần có cáiღ ăn, cái mặc qua ngày. Nhiều người giã biệt quê hương, lòng quặn thắt. Ra đi với ước mơ về quê xây lại cái nhà khang trang hơn, có vài công ruộng, miếng vườn nhỏ, nên họ chấp nhận sống lay lắt nơi đô thị, trong những phòng trọ chỉ khoảng 10 m2. Công nhân may lớn tuổi một chút đã bị thải loại, phụ nữ thì suốt ngày quanh quẩn trong nhà máy, nhiều buổi tăng ca, không có thời gian bạn bè hay nghĩ đến chuyện chồng con. Một thế hệ rồi hai, ba thế hệ người tha hương, giấc mơ mãi không thành. Nhiều người hàng chục năm ngoái lại, khi đất khách chưa là quê mới mà quê hương đã thành cố hương.
Từ năm 2011, khi tham gia đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các bộ, ngành trung ương khảo sát các chuyên đề giảm nghèo, đời sống công nhân, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL, tôi nhận thấy đã nổi lên những mảng tối của bức tranh này. Sự chuyển đổi kinh tế ở các địa phương chưa tạo được nhiều việc làm cho người dân. Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kếꦬ khan hiếm là nguyên nhân "đẩy" lao động nông thôn ra khỏi khu🐠 vực truyền thống một cách chông chênh, khiến nhiều người bấp bênh nơi đô thị.
Khi xảy ra thiện tai, hạn mặn, sạt lở, 💧người ta chỉ thống kê bao nhiêu hecta lúa, rau màu, vườn cây, ao nuôi thủy sản thiệt hại, mà quên đi những "di chứng" đang âm ỉ trong mỗi gia đình khi nhiều người từ đó phải bỏ quê đi làm ăn xa. Con cái đ൩ể lại cho ông bà, sống thiếu tình thương cha mẹ, hoặc phải gồng gánh lên thành phố ở phòng trọ, vào các nhóm giữ trẻ rẻ tiền, chịu tổn thương tâm lý khi gặp phải nạn bạo hành trẻ em.
Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 nêu ra "ba vòng xoáy đi xuống" của vùng này là vòng xoáy lao động, ngân sách và cấu trúc kinh tế vùng. Trong đó, vòng xoáy lao động là tình trạng thiếu việc làm tại chỗ. Trong 10 năm qua đã có hơn 1,3 triệu người ĐBSCL xuất cư khỏi vùng.
Báo cáo thống kê 7 tháng đầu năm nay, cả nước có 113,3 nghìn doanh nghiệp💖 rút khỏi thị trường, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp bỏ cuộc. Nhưng đó cũng chỉ là bề mặt của thực trạng, phía sau hơn nửa triệu người mất việc là những cảnh đời khốn khó của lao động nhập cư mà Cẩm chỉ là một ví dụ.
Chính vì vậy mà những cuộc "di dân ngược" của lao động ngoại tỉnh về quê cần được xem xét ở trên n🥂hiều bình diện khác nhau. Cần đảm bảo các yêu cầu quản lý dân cư, đến các giải pháp kinh tế, bố trí lại việc làm, cân đối thị trường lao động... Chính sách ưu tiên cho tam♎ nông, ly nông bất ly hương phải được xem là nền tảng quyết định nhằm tạo dựng niềm tin, sự gắn bó với quê hương của người dân.
Vấn đề cốt lõi của ĐBSCL vẫn là định vị vùng, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển với mục tiêu đưa vùng này thành nơi đáng sống với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư. Động lực mới cần được bắt đầu chính từ nội lực của vùng, từ nguồn nhân lực bậc cao, từ khoa học và công nghệ và từ doanh nghiệp. Đây sẽ là những mảnh ghép, v🐼á lại "giấc mơ dang dở" của người di cư.
Trần Hữu Hiệp