Tuyên bꦦố được chủ tịch Bharat Biotec🦩h Krishna Ella đưa ra hôm 3/3. Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine này hồi tháng 1, trước khi sản phẩm được thử nghiệm giai đoạn ba.
"Covaxin không chỉ có hiệu quả lâm sàng cao đối với Covid-19 mà còn có khả năng sinh miễn dịch đáng kể chống lại các biến thꦜể mới", Krishna Ella cho biết. Hãng này có kế hoạch sản xuất 700 triệu liều mỗi năm.
Các dữ liệu sơ bộ thử nghiệm lâm sàng được đưa ra sau khi phân tích 43 ca nhiễm trong số 25💧.800 người tham gia thử nghiệm Covaxin. Trong 43 ca Covid-19 có 36 ca thuộc nhóm dùng giả dược, 7 ca thuộc nhóm 🔥dùng Covaxin, tương đương hiệu quả là 80,6%.
Theo Bharat Biotech, 40 quốc gia quan tâm tới sản ♎phẩm của hãng. Trong đó, Zimbabwe là nước đầu tiên phê duyệt vaccine của Ấn Độ vào ngày 4/3, theo Đại sứ quán ♏Ấn Độ tại Zimbabwe.
"Giờ đây, khi đã có dữ liệu của lần tღhử nghiệm thứ 3, tôi có thể an tâm đưa bố mình, người đã hơn 60 tuổi mắc bệnh tiểu đường, đi tiêm phòng", Nirmalya Mohapatra, người đứng đầu hiệp hội các bác sĩ tại Bệnh viện Ram Manohar Lohia ở New Delhi, cho biết. Bác sĩ Mohapatra từng công khai từ chối Covaxin.
Rajib Dasgupta, chủ tịch Trung tâm Y học xã hội và Sức khỏe cộng𓆉 đồng tại Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, cho biết kết quả tạm thời rất đáng khích lệ nhưng cần nhiều phân tích hơn để ra được bức tranh toàn cảnh. Chính trị gia đối lập Shashi Tharoor hoan nghênh tuyên bố của Bharat Biotech: "Đối với những người như tôi từng lo ngại về Covaxin, đây thực sự là một tin tốt".
Bên cạnh Covaxin, Ấn Độ đã cấp phép cho vaccine Covishield được phát triển bởi Oxford-AstraZeneca và do Viện 𓃲Huyết thanh Ấn Độ sả🙈n xuất. Vaccine này có hiệu quả 70,42% theo số liệu từ thử nghiệm ở nước ngoài.
Hôm 5/3, Ấn Độ ghi nhận thêm 16.819 ca nhiễm và 113 ca tử vong🙈, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV lên lần lượt 11.173.567 và 157.584.
Mai Dung (Theo Reuters)