"Trong vòng một tháng, nhóm thử nghiệm lâm sàng của chúng tôi ghi nhận dữ liệu sơ bộ cho thấy hiệu quả của vaccine 🍸đạt 97%", Iwan Setiawan, phát ngôn viên công ty dược phẩm quốc doanh Bio Farma của Indonesia, cho biết trong cuộc họp báo hôm nay, đề cập đến CoronaVac, loại vaccine Covid-19 tiềm năng của hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Si﷽novac.
Tuy nhiên, Iwan không nói rõ kết quả sơ bộ này có phải rút ra từ quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối hay không. Một phát ngôn viên khác của Bio Farma cho biết công ty vẫn thu 🦋thập dữ liệu về hiệu quả thử nghiệm Giai đoạn ba.
Trước đó, Sinovac cho hay 97% người lớn khỏe mạnh sử dụng liều lượng ít hơn trong thử nghiệm Giai đoạn một và hai có phản ứng sản sinh kháng thể giúp miễn dịch sau khi tiêm CoronaVac. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Sinovac hôm nay nói rằng công ty vẫn chưa nhận được báo cáo về hiệu quả thử nghiệm lâm sàng Giai đoạnꦺ ba.
Ông Iwan cho biết công ty Bio Farma sẽ chờ kết quả thử nghiệm đầy đủ, đồng thời mong muốn cơ quan quản lý th♊ực phẩm và dược phẩm Indonesia sẽ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho CoronaVac vào cuối tháng một năm sau, trước khi công tác tiêm chủng trên diện rộng có thể bắt đầu.
Hơn một triệu liều CoronaVac thử nghiệm được đưa đến Indonesia hôm 6/12🐈. Tuy nhiên, ôn🦄g Hermawan Saputra thuộc Hiệp hội Chuyên gia Y tế Cộng đồng Indonesia chỉ ra rằng 1,2 triệu liều vaccine cũng chỉ đủ cho 600.000 người, bởi mỗi người phải tiêm hai liều, nên chính phủ cần đảm bảo đủ vaccine cho cả nước.
Quá trình phát triển vaccine Covid-19 trên thế giới gần đây đạt nhiều đột phá, đáng chú ý là hai vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna đã được ghi nhận đạt ෴hiệu quả 95%. Dù từng dẫn đầu việc nghiên cứu vaccine, Trung Quốc bị đánh giá "chậm chân" hơn phương Tây do những quốc gia đăng ký thử nghiệm vaccine của họ cuối cùng lại ghi nhận ít ca nhiễm nCoV hơn dự đoán, nên chưa thu thập đủ dữ liệu cần thiết.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)