Trả lời:
Thời gian qua, cơ quan chức năng Bộ Y tế và các địa phương đã cảnh báo nguy cơ bệnh cúm gia cầm H5N1. Ngày 4/1/2024, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cảnh báo nguy cơ ဣbệnh cúm gia cầm H5N1 ở người, do cuối năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khả năng tăng cao...
Trước đó, hôm 5/12/2023, Bộ Y tế cho biết hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin v🎀ề việc gia tăng các trường hợp mắc cúm A (H5N1), Covid-19 tại Campuchia, Singapore... Đầu tháng 11/2023, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam ghi nhận dịch cúm gia cầm khiến hơn 2.000 con vịt bị nhiễm bệnh, chết.
H5N1 là chủng cúm có độc lực cao, thi thoảng lây sang người, khả năng gây ra các biến chứng và nguy cơ tử vong cao. Hầu hết các trường hợp nhiễm💜 H5N1 có liên quan tớꩲi tiếp xúc gia cầm bị nhiễm bệnh. Khoảng 50-60% trường hợp mắc bệnh có biến chứng nặng và tử vong.
Biểu hiện nhiễm cúm A/H5N1 tươꦑng tự cúm mùa thông thường, bắt đầu trong vòng🍸 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm. Người bệnh có triệu chứng sốt cao đột ngột trên 38 độ C, đau ngực, khó thở, đau họng, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ...
Hiện, cúm gia cầmꦍ trên người chưa có vaccine. Mũi ngừa cúm không có tác d🧸ụng phòng bệnh này.
Tuy nhiên, bạn có thể tiêm các vaccine khác để nâng sức khỏe tổng thể, giảm tỷ lệ bội nhiễm gây trở nặng, biến chứng, ví dụ cúm, phế cầu... Ngoài ra, để phòng cúm gia cầm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn, tiêu thụ, giết mổ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Mọi người đảm bảo ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Không ăn tiết canh, k🍬hông ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ.
Khi phát hiện có gia cầm ốm, ch๊ết, người dân cần báo kịp thời cho chính quyền địa phương. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Lê Nga
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC