Cuố🔜i thế kỷ 18, đậu mùa là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Đậu mùa lan 𒊎nhanh, tạo ra nốt phát ban, vết lở loét toàn thân và gây tử vong cho khoảng 50% người mắc. Những người sống sót có thể bị mù hoặc chịu những vết sẹo nặng, xấu khắp gương mặt.
Trước bối cảnh này, năm 1796, bác sĩ Edward Jenner (Anh) bắt đầu nghiên cứu cách phòng ngừa, nêu ra ý tưởng về việc giúp mọi người 🌠chủ động mắc đậu bò để phòng đậu mùa. Những năm 1780-1790, ông thành công, g🤡iúp nhân loại có công cụ chống lại dịch bệnh, tiêm chủng trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, họ đối mặt với bài toán tiếp theo: làm cách nào để đưa vaccine đ𒊎ến với những người cần tiêm chủng. Ở thế kỷ 18, nhân loại chưa có tủ lạnh, thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu biển.
Ban đ🦩ầu, các nhà khoa học sử dụng sợi tơ hoặc xơ vải để chứa sợi bạch huyết khô của người mắc đậu bò để đưa đến các vùng lân cận, sau đó tái kích hoạt bằng cách ngâm vào nước và tiêm 𒅌cho người dân.
Song, phương pháp này chỉ áp dụng được trong phạm vi gần. Nếu đi quá xa, ví dụ từ Lo🌳ndon (Anh) đến Paris (Pháp), bạch huyết sẽ mất hiệu lực. Trong khi đó, đậu mùa đang bùng phát tại châu Mỹ có khoảng cách xa hơn rất nhiều, cần nhiều tháng di c𓄧huyển bằng tàu biển.
Người Tây Ban Nha đã nảy ra ý tưởng vận chuyển mới. Họ truyền bệnh cho hai em bé mồ côi trong🐠 đoàn trẻ em được cử sang châu Mỹ. 9-10 ngày sau, hai bé này có nốt mụn đậu bò đã chín, bá♑c sĩ sẽ rạch để lấy mầm bệnh, truyền cho hai em bé khác trong đoàn. Cứ như vậy, khi thuyền cập bến, đoàn vẫn có trẻ em đang mắc đậu bò.
🀅Chuyến đi khởi hành vào tháng 11/1803 với 22 trẻ mồ côi từ 3 đến 9 tuổi. Bác sĩ phụ trách chính khi đó là Francisco Xavier de Balmis. Họ đi bằng tàu biển, đến Venezuela ngày nay vào tháng 3/1804 khi chỉ còn một một cậu bé có vết loét đậu bò. Sau đó, họ triển khai tiêm chủng cho người dân, trong đó tập trung vào trẻ em do nhóm này dễ mắc bệnh đậu mùa nhất.
Theo một số tài liệu, Balmis và nhóm của ông đã tiêm chủng cho khoảng 12.000 người trong hai tháng. Những đứ𒅌a trẻ mồ côi sau khi hoàn thành "nhiệm vụ" sẽ được nhận nuôi bởi các gia đình địa phương, có cuộc sống tốt hơn so với khi sinh sống tại Tây Ban Nha.
Từ Caracas, nhóm của Balmis chia nhau tiếp tục thám hiểm khu vực ngày nay là Colombia, Ecuador, Peru và Bolivia và tiêm chủng cho khoảng h♉ơn 200.000 người trong vài năm tiếp theoᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ.
Họ tiếp tục đi đến Mexico để tiêm chủnꦡg thêm cho 100.000 người và chuẩn bị cho một chuyến thám hiểm vaccine khác đến Philippines. Con tàu đến Philippines vào ngày 15/4/1805 và tiêm ngừa đậu mùa cho 20.000 người chỉ trong vài tháng sau đó.
Các chuyến hải trình nói trên được đánh giá là "đáng kinh ngạc" vì không cần bất kỳ thiết bị hoặc phương tiện vận chuyển hiện đại nào. Nhóm của ông cố gắng phổ biến vaccine của Jenner trên khắp thế giới trong vòng chưa❀ đầy một thập kỷ, tiêm chủng cho hàng trăm nghìn người và góp phần thanh toán đậu mùa 🦩trên toàn cầu.
Chi Lê (Theo The Atlantic)