Nghiên cứu mà hãng dược Moderna trích dẫꩵn hôm 29/6 được thực hiện trên mẫu huyết thanh của 8 người, t🎃hu được một tuần sau khi họ tiêm liều vaccine Covid-19 Moderna thứ hai.
Kết quả cho thấy vaccine Covid-19 của Moderna tạo ra kháng thể chống lại ༺tất cả biến chủng của nCoV, gồm Beta được xác định lần đầu ở Nam Phi và ba biến chủng xuất hiện từ Ấn Độ, trong đó có Delta.
Đối với ba chủng con của Beta, vaccine Moderna kích thích tạo ra kháng thể trung hòa ít hơn 6-8 lần so với chủng nCoV gốc. Với biến chủng Ấn Độ gồm Delta và Kappa, vaccine Moderna kích thích tạo kháng thể chỉ ít hơn 3,2-2,1 lần so với chủng gốc, chꦦo th🥂ấy vẫn có hiệu quả tương đối trước các biến chủng này.
"Những dữ liệu mới này đang khuyến khích và củng cố niềm tin của chúng tôi rằng vaccine Covid-19 của Moderna vẫn duy trì khả năng bảo vệ người tiêm trước các biến chủng mới được phát hiện", giám đốc điều hành hãng dược Moderna Stephane 𒐪Bancel nói.
Một nghiên cứu trước đó từ các chuyên gia tại Đại học Washington ở St. Louis cũng chỉ ra h𓆏ai vaccine Covid-19 Moderna và Pfizer có thể duy trì phản ứng miễn dịchಌ trong cơ thể để chống lại nCoV trong nhiều năm.
Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Soumya Swaminathan đã cảnh báo biến chủng Delta đang dần trở thành chủng trội toàn cầu do khả năng lây nhiễm cao. Biến chủng này cũng đang phá hoại nỗ 🔜lực chống dịch của nh🗹iều nước.
Nhiều chuyên gia còn lo ngại trước các ca Covid-19 nhiễm Delta Plus, biến chủng Delta có thêm đột biến được phát hiện ở Nepal, đã xuất hiện 𒊎ở nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Nga, Nhật Bản.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)