Ung thư đại trực tràng và tuyến tụy nằm trong nhóm có khả năng tái phát cao và là ng💜uyên nhân gây ra hơn 100.000 ca tử vong ở Mỹ năm 2023. Trong đó, gen Kras giúp điều hòa sự phân chia và phát triển của tế bào, khi đột biến sẽ trở thành ung thư.
Đột biến Kras được tìm thấy trong một phần tư c♋a mắc ung thư nói chung, một phần ba ca mắc ung thư ruột kết. Đây cũng là nguyên khiến tỷ lệ sống sau điều trị thấp và khối u phát triển nhanh hơn.
Vaccine mới hoạt động bằng cách nhắm vào hai đột biến gen Kras, gọi là Kras G12D và Kras G12R, giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt các đột biến này. Nhóm cũng thiết kế vaccine ở dạng "có sẵn", tức là không cần điều chỉnh để phù hợp với từng cá nhân (khôn🧜g cá nhân hóa), có thể dễ dàng bổ sung trong phác đồ điều trị bổ trợ. Đây là điểm khác biệt so với các mũi tiêm điều trị ung thư đang được nghiên cứu, phát triển.
Trong thử nghiệm giai đoạn một trên 25 người đã phẫu thuật và hóa trị thành công, vaccine kích hoạt thành công hệ thống miễn dịch ở 4/5 người tham giaꦆ. Ngoài ra, khi theo dõi mức độ DNA khối lưu hành (CTDNA - dấu ấn sinh học của khối u và tế bào ung thư), 84% số người tham gia thử nghiệm có mức độ CTDNA giảm.
Vaccine không tạo ra tác dụng phụ đáng kể, không tạo ra sự cố sức khỏe bất lợi như hội chứng giả🌜i phóng cytokine, độc tính liên quan liều lượng. Tác dụng phụ thường gặp nhất là mệt mỏi, phản ứng tại chỗ tiêm và đau cơ (đau cơ).
Phản ứng miễn dịch mạnh hơn liên quan đến cơ hội sống cao hơn và tỷ lệ tái phát ung thư thấp hơn. Tuy nhiên, nhóm tình nguyện viên cần đạt đến ngưỡng phản ứng miễn dịch nhất định để nhận được hiệu quả điều trị. Những người không đạꦐt ngưỡng phản ứng này có nguy cơ tái phát bệnh trong vòng 4 tháng.
Các kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature ngày 9/1/2024. Hiện vaccine bước vàoꦆ nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2.
Chi Lê (Theo Medical News Today, Nature)