Trả lời:
Để trả lời câu hỏi của bạn, trước tiên chúng tôi cần đề cập tới các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Tại Việt Nam, các bệnh thường gặp gồm lậu🌳, Chlamyd🌊ia, herpes sinh dục, viêm gan B, mụn cóc sinh dục và các bệnh do HPV gây ra...
Trong đó, virus viêm gan B và HPV được tìm thấy trong dịch ജtiết âm đạo, nước bọt và tinh dịch. Virus có thể lây nhiễm dù quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn.
Theo các thống kê, 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễ🐓m HPV ít nhất một lần trong suốt cuộc đời. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở 20-30 tuổi, có thể lên đến 20-25%. HPV hiện diện ở 99.7% trường hợp ung thư cổ tử cung, hơn 70% trường hợp ung 𒆙thư âm hộ.
Còn virus viêm gan B có khả năng lây lan nhanh hơn HIV từ 50 đến 100 lần. Người bệnh viêm gan B có nguy cơ diꦍễn tiến xơ gan, ung thư gan.
Lậu cũng phổ biến ở những người đang hoạt động tình dục. Người bệnh có thể gặp vấn đề sức khỏe như ảnh hưởng sinh sản, tăng nguy cơ nhiễm hoặc lây truyền HIV, viêm v✨ùng chậu hoặc vô sinh.
Hiện viêm gan B, HPV đã có vaccine phòng ngừa tại Việt Nam. Trong đó, vaccine HPV có hiệu quả ngừa bệnh lên tới 94%, phòng 9 tuýp HPV nguy cơ cao. Bạn cần hoàn thành 3 mũi trong 6 tháng. Còn vac🎐cine viêm gan B có hiệu quả đến 95%, người l🥀ớn cần tiêm đủ 3 mũi trong 6 tháng và tiêm nhắc lại khi kháng thể giảm.
Ngoài ra, bạn có thể tiêm thêm vaccine phòng viêm màng não mô cầu nhóm B để phòng viêm niệu đạo và giúp tạo miễn dịch chéo với bệnh lậu. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet tháng 7/2022, vaccine não mô cầu khuẩn nhóm B có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh lậu từ 32-40%. Bạn có thể tiêm v🎶accine này với phác đồ 2 mũi cách nhau 1 tháng.
Vaccine nên chủng ngừa càng sớm càng tốt. Bạཧn không nên đợi đến khi muốn quan hệ tình dục rồi mới tiêm, lúc đó vaccine không tạo hiệu quả bảo vệ tốt nhất, đồng thời đã mất cơ hội phòng bệnh sớm.
Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC