Tổng thống Donald Trump nhiều tháng qua liên tục nói rằng Mỹ nh𝓡iều khả năng có vaccine ngừa Covid-19 vào cuối năm nay, bất chấp chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu quốc gia Anthony Fauci nói rằng phải đợi đến đầu 2021.
NYTimes đưa tin chính quyền Trump dường như có ý định "đốt cháy giai đoạn" phát triển vaccine để có trước ngày bầu cử 3/11ꦉ. Quan chức Nhà Trắng lập tức bác thông tin này. Trong khi các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford và tập đoàn dược phẩm AstraZeneca, nhóm đang phát triển loại vaccine được xem là ứng viên tiềm năng cấp phép sử dụng khẩn cấp, nói rằng còn quá sớm để suy đoán về khả năng này.
Đây không phảiജ lần đầu tiên Trump cùng nhóm của ông lạc quan về khả năng một loại vaccine được phê duyệt sử dụng trước ngày 3/11. "Chúng ta sẽ sớm có vaccine, có thể là trước ngày đặc biệt. Các bạn biết tôi muốn nói đến ngày nào rồi đó", Trump nói tại họp báo hôm 7/9.
Một số chuyên gia như David Axelrod, cố vấn của cựu tổng thống Barack Obama, từng cáo buộc Trump sẵღn sàng hy sinh an toàn của người🍎 Mỹ vì mục đích chính trị.
Trump lập tức phản pháo, khi cho rằng các đối thủ chính trị của ông đang cố tình trì hoãn tiến độ nghiên cứu vì💝 mục đích tương tự. "Chính quyền ngầm hay bất kỳ ai ở FDA đang cố tình gây khó khăn cho các công ty dược phẩm trong việc kêu gọi mọi người tham gia thử nghiệm vaccine hoặc liệu pháp chữa bệnh. Rõ ràng họ hy vọng sẽ trì hoãn câu trả lời cho tới sau ngày 3/11", Trump nói trong bài đăng Twitter hôm 22/8.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ chứng kiến nỗ lực đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine để tiêm chủng đại trà cho người dân trở thành tranh cãi chính trị. Lịch sử từng cho thấy nếu Nhà Trắng chạy đua 🍸ra mắt sớm vaccine, nó có thể trở thành rủi ro lớn đối với uy tín của chính phủ Mỹ và cả nền khoa học.
Tháng 2/1976, hơn 200🦋 tân binh tại căn cứ quân sự Fort Dix ở New Jersey bị cúm. Trong khi một số chỉ mắc cúm mùa bình thường, 13 người khác bị nhiễm chủng mới của H1N1, thường gọi là cúm lợn, mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ nói rằng nó "tương tự" như chủng gây đại dịch cúm năm 1918. Một tân binh 18 tuổi đã chết sau khi nh🀅iễm chủng virus này.
Covid-19 đã làm dấy lên nhiều lo ngại lặp lại kịch bản của đại dịch cúm từng khiến khoảng 675.000 người Mỹ tử vong, hay đại dịch năm 1968-69 với khoảng 100.000 người chết và꧙ làm "bốc hơi" 3,2 tỷ USD.
Không🌳 giống năm 1918, Mỹ năm 1976 đã có cách để ngăn chặn đợt bùng phát cúm v🌞ới các mũi tiêm phòng vaccine, được phát triển cho quân đội sử dụng trong những năm 1930, sau đó được cấp phép sử dụng cho người dân vào năm 1945 và được khuyến khích sử dụng cho tất cả người Mỹ có nguy cơ cao từ năm 1960.
Tuy nhiên, các ca nhiễm ở Fort Dix liên quan tới chủng H1N1 mới. Do đó, nếu muốn có sẵn loại vaccine cho mùa cúm năm 1976-1977, quá trình sản xuất cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Ng꧒ay cả khi chưa xuất hiện đợ🦩t bùng phát lớn, chính phủ Mỹ vẫn quyết định dồn lực cho kế hoạch này.
"Chúng ta không thể mạoౠ hiểm với sức khỏe của đất nước mình", tổng thống Gerald Ford nói ngày 24/3/1976, khi đề xuất chương trình 135 triệu USD (tức khoảng 615 triệu USD ngày nay) để phát triển vaccine và sản xuất hơn 200 triệu liều cho tất cả người Mỹ trước khi vào mùa cúm cuối của mùa đông năm đó, theo khuyến nghị của CDC.
Kế hoạch này "chưa từng có tiền lệ cả về thời gian và quy mô trong số các nỗ lực tiêm chủng của Mỹ", Richard E. Neustadt và tiến sĩ Harvey V. Fineberg nói trong The Swine Flu Affair, bản đánh giá năm 1978 của họ về kế hoạch của tổng thống Ford theo yêu cầu c🐻ủa Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng chương trình vaccine "thần tốc" của Gerald Ford🤡 chỉ vì mục đích bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đây là năm Mỹ diễn ra bầ🌼u cử tổng thống. Mặc dù Ford đã đánh bại đối thủ Ronald Reagan trong 5 cuộc bỏ phiếu sơ bộ và cuộc họp kín ở Iowa, đây vẫn là cuộc đua đầy căng thẳng đối với ứng viên đảng Cộng hòa.
Báo cáo của Neustadt và Fineberg chỉ ra Reagan đã chiến thắng bầu cử sơ bộ ở Bắc Carolina một ngày trước khi Ford thông báo chương trình vaccine. Trong các phiên điều trần về chương trình này, thượng nghị sĩ Dân chủ Warren Magnuson của bang Washington giễu cợt người tiêm vaccine rằng chính quyền "có thể sẽ bỏ phiếu cùng lúc", trong khi một số nhà lập pháp và bác sĩ tự hỏi 🐼liệu chương trình này "chỉ là triệu chứng khác của cơn sốt bầu cử".
Quan chức chính quyền Ford khẳng định rủi ro về đợt bùng phát dịch quan trọng hơn bất kỳ lo ngại nào về chính trị, đồng thời cho biế🔴t vaccine này đảm bảo an toàn. Tháng 4/1976, quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua phân bổ ngân sách khẩn cấp để thực hiện chương trình vaccine của Ford.
Tới tháng 7/1976, loại vaccine này "chỉ thành công một phần khi thử nghiệm lâm sàng", khiến các nhà khoa học phải xem xét lại việc triển khai. Trong khoảng 5.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy người trưởng thành gặp rất ít tác dụng phụ, nhưng người trẻ sẽ xuất hiện sốt cao. Điều này khiến tiến sĩ Albert Sabin, người phát triển vaccine bại liệt dạng uống, rút lại ủn🌟g hộ ban đầu dành cho chương trình của Ford, đồng thời nhận định chỉ người có nguy cơ nhiễm cao nhất mới nên tiêm vaccine. Nhưng tiến sĩ Jonas Salk, người từng phát triển vaccine bại liệt, cho rằng vaccine này an toàn và sẽ giúp ngăn virus lây lan.
Đến tháng 8 năm đó, khi quốc hội Mỹ thông🔯 qua dự luật cho phép triển khai vaccine, nỗ lực này đã chậm hơn hai tháng so với dự định, phần lớn là do tranh cãi ở quốc hội về việc liệu các nhà sản xuất có phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới loại vaccine này hay không. Sự chậm trễ này đã dẫn tới hệ quả nghiêm trọng: đánh giá năm 2006 của về chương trình vaccine năm 1976 của David Sencer, giám đốc CDC lúc đó, cho thấy yêu cầu nhà sản xuất bồi thường tiền đã khiến công chúng tin rằng "vaccine có vấn đề" và do đó 🍬"mọi vấn đề xảy ra sau khi tiêm chủng đều sẽ được quy kết do vaccine".
Các cơ sở y tế bắt đầu cung cấp hai loại vaccine cúm lợn từ tháng 10, một loại ngừa cúm lợn và một loại ngừa cả cúm lợn và cúm thường cho nhóm có nguy cơ cao hơn. Thời điểm đó, Mỹ không ghi nhận ca nhiễm cúm lợn nào ở Fort Dix hồi tháng 2, nhưng chính phủ vẫn bắt đầu cung cấp tiêm chủng miễn phí. Khảo sát được công bố trên Time ngày 11/10/1976 cho thấꦺy 53% người Mỹ dự định tiêm vaccine ngừa cúm lợn.
"Mọi người kéo nhau tới phòng thể dục của các trường học hay các k♕hu vực rộng lớn. Tôi nhớ mẹ tôi đã đưa chúng tôi đi và xếp hàng chờ đợi, trong khi nói rằng 'nó thật nực cười'", Howard Markel, giám đốc Trung tâm Lịch sử Y khoa tại Đại h🎶ọc Michigan, kể.
Nhưng sau đó, 35 người, hầu hết là người cao tuổi ở nhiều vùng khác nhau tại Mỹ, đã chết sau khi tiêm vaccine. Chính phủ nói rằng số ca tử vong này không liên quan tới vaccine mới, nhưng báo chí vẫn khiến nhiều người ngần ngại tiêm chủng. Sau tin tức về các ca tử vong, số người dân New York muốn tiêm vaccine giảm từ 21.000 xuống 7.500 người mỗi ngày, trong🌺 khi 9 bang đóng cửa các cơ sở y tế.
"Việc này sẽ không trở thành vấn đề nếu xảy ra đại dịch, nhưng khi cúm lợn không bùng phát, vụ việc hiếm hoi 𓆏này cũng đủ để chấm dứt chương trình vaccine", Fineberg, đồng tác giả nghiên cứu phản ứng dư luận năm 1978, nói.
Các bức ảnh chụp Ford tiêm vaccine đã được phát hành nhằm khôi phục niềm tin của công chúng về chương trình của ông, nhưng đã quá muộn. Ngày bầu cử diễn ra và n🔜hiệm kỳ của Ford kết thúc, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có vaccine. Chương trình tiêm chủng đại trà cũng kết thúc một tháng sau đó, bởi các báo cáo về nguy cơ nhiễm hội chứng rối 🥂loạn Guillain-Barré (GBS) của người tiêm vaccine.
"Số ca bệnh tăng không phải do vaccine cú🍸m trực tiếp gây ra nhưng nó có liên quan, vì vậy mọi người đều kết luận rằng vaccine cúm lợn gây ra Guillain-Barré", Markel nói.
Markel cũng lưu ý rằng thất bại của chương trình xảy ra vào thời điểm niềm tin của công chúng vào chính phủ Mỹ đã suy giảm, sau chiến tranh Việt Nam, vụ W♎atergate và các vụ ám sát những năm 1960. Nhiều quan điểm cho rằng chính phủ cố gắng dùng chương trình vaccine cho mục đích chính trị.
Hoài nghi và lo ngại về vấn đề này vẫn tồn tại trong công chúng Mỹ sau năm 1976. "Dù các nghiên cứu về sau chứng minh vaccine không có mối liên hệ với GBS, nhiều phụ huynh và người phản đối tiêm vaccine vẫn xem đây là lời biện minh cho nỗi lo sợ của họꦯ", Jonathan M. Berman, tác giả viết về phong trào bài vaccine, cho biết.
Ngoài ra, Berman cũng cho rằng chương trình vaccine gây tranh cãi năm 1976 cũng mang tới nhiều bài học quan trọng. "Khi các quyết định tiêm chủng xuất hiện cùng các💙 động cơ chính trị, nó có thể làm suy yếu lòng tin", ông nói.
Thậm chí người không phản đối vaccine cũng lo ngại về tính an toàn của các ứng viê꧟n vaccine Covid-19. Điều này cho thấy phát triển vaccine không nên vội vàng. "Đây là vấn đề rất nhạy cảm, do đó vaccine cần được triển khai mộ🍌t cách chính xác", ông nói.
Thanh Tâm (Theo Time)