Sáng 13/5, bà Nguyễn Huyên, Phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hó🌜a Thông tin và Du lịch Hà Giang, đưa thông tin trên.
Bà Huyên cũng cho hay ngày ꧑9/5, địa phương đã nhận được thông báo về việc các vách đá tai mèo dọc đèo Mã Pì Lèng bị viết nhiều dòng chữ. Huyện Mèo Vạc ngay sau đó kiểm tra, phát hiện 33 điểm có chữ "A Di Đà Phật" và đã khôi phục, trả lại cảnh quan. Trong hai ngày, những dòng chữ cơ bản được xóa.
Đèo Mã Pì Lèng nằm trên đoạn đường Hạnh Phúc nối hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Các di sản địa chất khu vực đèo là kết quả của những hoạt động nội, ngoại sinh phức tạp, là bằng c🅰hứng xác thực về hoạt động của đứt gãy sông Nho Quế trong giai đoạn Tân kiến tạo và Hiện đại (khoảng 32 triệu năm trở lại đây). Khu vực thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESC𒈔O và được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia năm 2019.
Bà Huyên cho biết không chỉ có giá trị khoa học về địa chất, khu vực là nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang. Hành ꧒vi trên được quy vào hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.
"Vốn dĩ câu niệm A di đà phật là câu♑ nói quen thuộc của những tín đồ Phật tử, mang ý nghĩa nhân văn, không nên xuất hiện ở sai vị trí trên các phiến đá tai mèo, làm mất đi ý nghĩa vốn có mꦉà thậm chí ảnh hưởng đến cảnh quan chung", bà Huyên nói.
Hiện nay địa phương không♉ truy tìm, song mong muốn truyền thông với du khách về nâng cao ý thức, giữ gìn và bảo tồn🐬 các điểm du lịch vì mục tiêu phát triển bền vững. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đang được tỉnh Hà Giang cùng các ngành chức năng triển khai nhiệm vụ phục vụ tái đánh giá lần thứ III năm 2022.
Lan Hương