Cuộc bầu cử Nghị việ🐻n châu Âu diễn ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm với Tổng thống Emmanuel Macron. Pháp sắp tổ chức Thế vậ🍷n hội, đối mặt với các mối đe dọa khủng bố, trong khi quan hệ với Nga không ngừng gia tăng căng thẳng vì vấn đề Ukraine.
Giữa bối cảnh chính trị phức tạp của châu Âu, Pháp được coi🌺 là một chiến trường giữa phe chínhꦚ trị trung dung với phe cực hữu ở châu lục. Nhưng cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cho thấy phe cực hữu đã trỗi dậy và thắng thế ở nhiều quốc gia, trong đó Pháp là nơi chịu tác động lớn nhất.
Đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN), dẫn đầu bởi chính trị gia 28 tuổi Jordan Bardella, giành được 33% phiếu bầu, gấp đôi kết quả 15,2% của đảng Phục hưng theo đường lối trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron. Kết quả này đã làm rạn nứt liên minh cầm quyền đến mức ông Macron phải giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm từ ngày 30ཧ/6.
Cuộc bầu cử này sẽ quyết địnꦅh bên nào sẽ chiếm thế đa số tại quốc hội và được quyền bầu tân thủ tướng. Phe kiểm soát quốc hội cũng có quyền quyết định chính sách trong nước của Pháp, gồm cả chín𝄹h sách kinh tế và an ninh quốc gia.
Đảng RN hoan nghênh quyết định bầu cử sớm của Tổng thống Macron, tin rằng họ sẽ giành chiến thắng áp đảo 🌳và đã lựa chọn sẵn ông Bardella, chính trị gia 🐓trẻ có đường lối cực hữu, làm thủ tướng.
Theo giới quan sát, đây là một ván cược đầy mạo hiểm của ông Macron. Tổng thống Pháp cho rằng cử tri có thể tức giận với ông, điều đã được thể h🍌iện trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nhưng sẽ không sẵn lòng cho phép một chính trị gia cực hữu đứng đầu chính phủ mới.
"Giống hầu hết mọi người, tôi rất ngạc nhiên", Alain Duhamel, người từng viết sách về Tổng thống Macron, nói về quyết định giải tán quốc hội và bầu cử sớm.༒ "Đó không phải là sự điên rồ hay tuyệt vọng, nhưng là quyết định rủi ro rất lớn ꦛtừ người đàn ông thích trở thành tâm điểm của mọi thứ".
Cú sốc đó đã lan khắp nước Pháp trong ngày đầu tuần mới. Anne Hidalgo, thị trưởng Paris, cho biết bà thấy "choáng váng" trước quyết định "đáng lo ngại" của Tổng thống Macron. Nhật báo Le Parisen đăng 🔜bài trên trang nhất với t��iêu đề "Một đòn sấm sét".
Raphael Glucksmann, người đã dẫn dắt những n🃏gười theo chủ nghĩa xã hội trung tả đứng ở vị trí th🌞ứ ba tại Pháp trong cuộc bỏ phiếu cuối tuần qua, cho rằng ông Macron đang chơi "ván bài nguy hiểm".
Marine Le Pen, lãnh đạo phe cực hữu Pháp, tuyên bố RN "sẵn sàng thực thi quyền lực nếu được nhân dân Pháp t🌱ín nhiệm", cho thấy sự tự tin của phe cực hữu vào chiến thắng t꧂rong cuộc tổng tuyển cử. Bà Le Pen sẽ ra tranh cử tổng thống vào năm 2027, sau nhiệm kỳ của ông Macron.
Nếu RN giành thế áp đảo tại quốc hội, Tổng thống Macron sẽ buộc phải điều hành đất nước với Bardella, chính trị gia thiên về chủ nghĩa dân tộc, hoài nghi liên minh châu Âu và có lập trường chống nhập cư. Ông Macron vẫn giữ quyền quyết định chính sách đối ngoại và quốc phòng, nhưng s𝄹ẽ không còn có thể 𝔍định đoạt các quyết sách trong nước.
"Ông Macron dường như 𝄹cảm thấy đây là lựa chọn ít tồi tệ n🍃hất, khi có một thủ tướng đảng RN nằm dưới quyền kiểm soát của ông, thay vì chiến thắng của bà Le Pen vào năm 2027", Jean-Philippe Derosier, giáo sư luật tại Đại học Lille, nói.
Nói cách 🤪khác, ông Macron, người dự kiến rời nhiệm sở vào năm 2027, có thể đang theo đuổi quan điểm rằng ba năm cầm quyền của RN sẽ kìm hãm đà trỗi dậy khó tránh của phe cực hữu, bằng cách biến một đảng đối lập thành đảng gánh trách nhiệm nặng nề điều hành chính phủ và h♉ứng chịu sự soi xét của dư luận.
Kịch bản "chung sống" giữa tổng thống với thủ tướng của hai đảng đối lập từng xảy ra dưới thời cựu tổng thống Jacques Chirac năm 1997. Ông Chirac năm đó, vốn là chính trị gia trung hữu, cũng từng hy vọng chಌặn được đà thắng của phe cánh tả trên chính ♕trường bằng cách giải tán quốc hội và bầu cử sớm.
Tuy nhiên, các đảng c♍ánh tả cuối cùng vẫn giành được đa số tại quốc hội Pháp và ông Chirac phải làm việc cùng thủ tướng thuộc đảng Xã hội là Lionel Jospin nhiệm kỳ 1997-2000.
Tuy nhiên, kịch bản "chung sống" này với ông Macron tiềm ẩn rất nh✨iều thách thức.
Bà Le Pen đã thấy "cơ hội lịch sử" sau cuộc bầu cử. Bà nói với kênh TF1 của Pháp rằng đảng RN đang theo đuổi liên minh với Bardella làm thủ tướng, tập tౠrung vào phục hồi kinh tế và chống nhập cư. Bà nhấn mạnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đã phát tín⛦ hiệu rõ ràng rằng "chúng tôi muốn thay đổi hướng đi".
Ông Macron xem cuộc chiến ở Ukraine giống như cuộc đấu tranh để tồn tại của châu Âu vào thời điểm mối đe dọa từ Nga ngày càng tăng. Theo đó, châu Âu sẽ cần phải đoàn kết và tập hợp các nguồ🃏n lực quân sự và công nghiệp chống lại thách thức đó.
Trong khi đó, RN lại cho rằng đã tới lúc các quốc gia cần tự khẳng định mình, chống lại chủ nghĩa liên bang châu Âu và chống toàn cầu hóa. Họ muốn tăng kiểm soát biên giới, chống lại các biện pháp mà Brussels đưa ra, cũng như ngă🐲n chặn nguy cơ các giá trị quốc gia bị pha tạp hoặc biến mấ♒t do làn sóng người nhập cư.
Viễn cảnh trở lại cầm quyền của bà Le Pen và phe cực hữu, không chỉ năm nay mà cho đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2027, có thể thúc đẩy❀ sự hoài nghi của châu Âu đối với các cam kết của ông Macron về hỗ trợ Ukraine và tăng ngân sách Liên minh châu Âu.
"Tôi nghĩ bà Le Pen đã có tác động sâu rộng đến mức độ tin cậy trong các cam kết🍸 mà ông Macron công bố. Và bây giờ chúng ta sẽ thấy điều đó rõ ràng hơn", Mujtaba Rahman, giám đốc điều hành khu vực châu Âu tại tổ chức Eurasia Group ở Mỹ, nói.
Thách thức trước mắt với bà Le Pen vẫn còn lớn. Để buộc ông Mac🅰ron bổ nhiệm Bardella làm thủ tướng, đảng RN sẽ cần tăng từ 88 ghế nghị sĩ quốc hội hiện tại lên 289 ghế. Họ có thể ဣliên minh với đảng khác để đạt được thế đa số trong quốc hội gồm 577 thành viên.
Thành công hay thất bại của ông Macron trong cuộc bầu cử tới sẽ phụ thuộc một phần vào khả năng đảng Phục hưng của ông có thể huy động ủng hộ của cử tri bằng những lập luận về mối đe dọa của chủ nghĩa dân tộc và sự tồn vong của châu Âu. Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo những lập luận đó đã không ﷺphát huy tác dụng trong cuộc bầu cử cuối tuần qua.
Sau đòn giáng nặng nܫề của phe cực hữu, ông Macron đã tận dụng quyền lực Tổng thống để buộc tất cả các đảng phải chạy đua chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm. Dù sự gấp ꧅rút này có thể giúp ông Macron ngăn đảng của bà Le Pen đạt được đa số ghế trong quốc hội, song vẫn cho phép bà giành được lợi thế, theo Rahman.
Điều đó có thể khiến ông đối mặt với mớ hỗn độn khó kiểm soát hơn, gây ra tình trạng tê liệt chính trị và cản trở chương trình nghị sự. Chuyên gia này nhận định đóꦦ sẽ là "♐cơn bão lớn" mà ông Macron phải đối phó.
"Quyết định của ông Macron là tính t💜oán khôn ngoan hay canh bạc điên rồ? Có lẽ là cả hai", Rahman nói.
Thanh Tâm (Theo Washington Post, CNN, AFP)