- Đi nhiều nơi, nói được nhiều loại giọng khác nhau, chị thấy giọng nào dễ và giọng nào khó bắt chước nhất?
- Giọng Thanh Hóa dễ nhất, còn giọng Quảng Ngãi cực kỳ khó vì🌠 tiếng rất nặng, nghe lạ nhưng dễ thương. Khi vào trong đó, tôi ra ngoài ăn cơm, gọi món nọ thì ra hẳn món kia.
Cũng vì cái sự khác biệt giọng ở v🅰ùng miền kiểu này mà có lần cả đoàn về Châu Đốc diễn, trên sân khấu tôi miệt mài diễn, ở dưới khán giả cứ chăm chú xem, nhưng im thin thít. Hóa ra họ chẳng hiểu mình nói cái gì. Lúc đó tôi chỉ biết cố gắng để họ nếu k🅠hông hiểu được hết 10 phần thì cũng có thể hiểu 3, 4 phần gì đó thôi.
Nghệ sĩ Vân Dung. Ảnh: Thế Giới Nghệ Sĩ. |
- Chị gây ấn tượng với khán giả phần nhiều vẫn là chất giọng "đặc sản" chua loét. Đã khi nào chị gặp khó khăn với chất giọng đó trong cuộc sống thường nhật?
- Thực 🐼ra trên sân khấu và ngoài đời giᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚọng nói của tôi khác nhau. Trên sân khấu, khi đã nhập vai rồi tôi "lên đồng" kinh lắm. Đến khi nghe lại tôi còn thấy... không chịu nổi. Vậy mà không hiểu sao khán giả lại yêu nó mới lạ.
- Là một trong số ít nghệ sĩ hài được khán giả cả Nam và Bắc yêu thích, chị nghĩ điều gì đã tạo nên sự ngoại lệ này?
- Đúng là 2 vùng miền sự thưởng thức có khác nhau. Và hầu như người trong Nam không nghe được diễn viên Bắc diễn, vì ngoài Bắc thường nói nhanh quá. Hơn nữa tính chất kịch ngoài Bắc là "hài kịch", còn trong Nam là "tấu hàiไ" nên câu chuyện của họ đơn giản, không phức tạp như ngoài Bắc.
Có một điều, khi diễn trong Nam hay ngoài Bắc tôi cũng diễn rất đời thường. Miền Nam cách diễn của họ rất gần gũi với cuộc sống. Khi mình dung hòa được điều đó, lấy mỗi thứ một chút, khán giả sẽ chấp nhận mình, ủng hộ mì🦄nh hơn.
- Những tình tiết hài của chị rất "đời", rất tự nhiên, đó là sự xuất thần riêng của diễn viên hay từ những chi tiết kịch bản?
- Trong 10 trang kịch bản, diễn viên khi diễn chỉ l☂ấy được 2 trang thôi, còn lại do nỗ lực của diễn viên và đạo 😼diễn. Kịch bản chỉ là khung xương sống, còn tất cả chi tiết hay, hài hước, gây cười cho khán giả đều thuộc về nghệ sĩ, đạo diễn.
Những bạn diễn của tôi: anh Quang Thắng, Công Lý hay Tự Long... đều là những người giỏi và thông minh trong những tình huống nhạy cảm. Nhiều khi chưa kịp nói cái gì, họ đã đoán ra ý định và chuẩn bị cái "rổ" để hứng, sau đó lại tung lên "quả bóng" rất to, vì thế phải nói là rất ăn ý. Cùng một vở diễn, nhưng nhiều khi nay mình diễn🎉 thế này, mai lại nổi hứng theo cách khác, 💫mọi thứ được "mô-đi-phê" nhiều kiểu. Đó là lợi thế của hài kịch so với chính kịch.
- Vân Dung, Xuân Bắc, Tự Long... đều có duyên hài riêng, chỉ cần bước ra sân khấu cũng đủ khiến khán giả cười lăn. Vậy giữa kỹ thuật diễn và duyên hài, cái nào quan trọng hơn?
- Cái duyên hài rất quan trọng. Trời cho mình duyên hài thì mình mới diễn hài được, nếu không dù cố gắng nỗ lực mấy cũng không thành đâu. Đầu tiên nhất định phải là duyên, s꧅au đó mới là học đến kỹ thuật diễn.
- Chị nghĩ sao về việc học đạo diễn để tự mình dàn dựng những tác phẩm hài?
- Tôi rất thích, nhưng để học làm đạo diễn quả thật không đơn giản chút nào. Hơn nữa đạo diễn là một nghề cũng rơi vào tình trạng chung, có thể bị thất nghiệp dài dài. Tôi xác định nếu học thì phải giỏi, còn nếu không thà làm diễn viên được yêu thích còn hơn. Mà cũng không phải 𒁏cứ diễn viên giỏi sẽ làm được đạo diễn giỏi.
- Nếu trong một tiểu phẩm có 3 nhân vật: phù thủy, cô gái thuộc loại "cáo già đeo nơ" và bà già khó tính, chị sẽ chọn nhân vật nào?
- Nếu chỉ được chọn một nhân vật, chắc chắn tôi sẽ chọn phù thủy. Chính vai diễn này đã đánh dấu b꧙ước ngoặt của tôi với sân khấu hài.
Đã qua nhiều vai diễn từ trẻ nhỏ đến bà già, chua ngoa đanh đá và tôi đều thành công. Chỉ có nhân vật cô gái hiền dịu là chưa bao giờ được đóng t🌞hôi. Tôi cũng muốn thử lắm, nhưng không ai tin tưởng giao vai. Người ta sợ tôi làm biến dạng cô gái hiền dịu ấy mất. Mong được một lần làm cô gái dịu hiền mà chưa làm được đấy.
- Gần 10 năm trưởng thành và giờ là diễn viên thành công trên sân khấu hài kịch, sự thay đổi lớn nhất của con người chị là gì?
- Tôi chẳng thấy lúc nào mình người lớn hết, lúc nào cũng như đang 14 tuổi. Mặc dù 32 tuổi rồi mà vẫn không lớn được. Ở nhà hai mẹ con vẫn giành nhau hộp sữa, đến mức ông xã phải "gào" lên nhà toàn trẻ con thôi. Cũng may ông xã không bị ảnh hưởng tính nết của hai mẹ con𒁃 nên nhà vẫn có một người lớn để chăm lo cho gia đình.
(Theo Thế Giới Nghệ Sĩ)