- Vẫn liên miên với những chuyến đi qua nhiều quốc gia, tại sao chị lại quyết định xây dựng biệt thự Bông sen trắng tại Hà Nội?
- Tôi như là người lữ hành trên con đường nghệ thuật. Có những thời gian tôi sống trong khách sạn nhiều hơn ở nhà. Để có một điểm dừng chân, tôi chọn quê hương mình. Tôi muốn có một mái ấm ở đây. Hà Nội là thành phố tôi đã lớn lên và gắn bó từ khi ba tuổi. Thành phố này nhỏ bé nhưng thanh bình và càng nhìn sâu, sống lâu người ta càng thấy quyến rũ. Tôi yêu kiến trúc của Hà Nội - một lối kiến trúc pha trộn giữa châu Á, châu Âu và꧂ tự phát. Nó như là cuốn nhật ký ghi lại lịch sử thành phố qua từng thời kỳ.
Họa sĩ Văn Dương Thành. Ảnh: N.C. |
Trong những chuyến đi đến Rome, Paris, Florence, bên cạnh n🦄hững công trình kiến trúc hiện đại, tôi luôn say mê những bức phù điêu, những con đường lát gạch cổ kính, những viện bảo tàng. Về Hà Nội, tôi yêu những cánh cổng xưa, yêu cửa ô Hà Nội, yêu những con đường lát đá xanh trong những ngôi làng Bắc Bộ.
Biệt thự này do tôi tự tay thiết kế. Bằng những họa tiết thiết kế từ hoa cúc, hoa sen, tôi tìm đến những phút giây thư thái trong tâm hồn. Trước ngôi nhà có một đôi chim, tôi muốn đem l𒉰ại chút cảm nhận nhẹ nhàng, hài hước về cuộc sống vốn đã nhiều mệt nhọc. Nó cũng là biểu hiện của ước mơ về hạnh phúc.
Trước đây tôi vẽ ở bất kỳ đâu, giữa bốဣn bức tường trắng của khách sạn, giữa dòng người ồn ã của sâ🌌n bay. Nhưng bây giờ, tôi có một không gian riêng, ấm cúng.
- Nhưng một người phụ nữ trong ngôi biệt thự trống không làm nên mái ấm. Tại sao chị chưa tìm cho mình điểm tựa từ một người đàn ông?
- Sáng tác, triển lãm và những hoạt động xã hội đã lấy hết thời gian của tôi. Nếu đã chấp nhận đi theo lý tưởng, người ta phải biết h𝕴y sinh. Người cầm cọ, cầm bút có những thiệt thòi nhất định trong cuộc sống. Bạn không thể đòi hỏi ông trời cho bạn mọi thứ được.
- Cố họa sĩ Bùi Xuân Phái có rất nhiều ký họa về chị. Chị cũng vẽ rất nhiều chân dung ông. Chị có thể kể một vài kỷ niệm về mối tâm giao giữa hai người?
- Khi còn học ở trường Mỹ thuật, tôi thường sưu tầm những ký họa của bác Bùi Xuân Phái trên các báo để làm bộ sưu tập cho riêng mình. Năm 17 tuổi, khi được anh trai dẫn tới nhà một người bạn chơi, tôi được gặp bác. Lúc đó bác Phái đang gặp rất nhiều khó khăn. Khi biết♎ bộ sưu tập riêng của tôi, bác đã rất xúc động. Chúng tôi quen và chơi thân với 🃏nhau từ đó. Tôi gọi bác Phái là thày vì kính trọng tài năng của bác và vì tôi đã học được từ bác rất nhiều điều.
🍰Chân dung Bùi Xuân Phái dưới nét vẽ của Vă🍷n Dương Thành. |
Người ngoài có thể sẽ không bao giờ hiểu được bản chất mối quan hệ của chúng tôi. Nó lớn hơn cả tình bạn, lớn hơn tìnꦜh thày trò. Thực sự gia đình bác đã coi tôi như ru🃏ột thịt.
Hai năm qua, tôi và một người bạn Nauy đã cùng nhau thực hiện một cuốn sách về bác Phái có tiêu đề: Bùi Xuân Phái - cuộc đời và tác phẩm. Tron💞g đó, chúng tôi cho công bố 200 họa phẩm chưa từng được biết đến của ông. Sách viết bằng tiếng Anh và đến nay đã hoàn thành.
Bà Nguyễn Thị Sính, vợ họa sĩ Bùi Xuân Phái, là một người hiền thục, tảo tần. Dù không hiểu nhiều về hội họa nhưng bà h⛄ết lòng lo lắng cho gia đình để chồng được toàn tâm sáng tác và vô cùng quý trọng những di sản mà ông để lại. Tôi làm cuốn sách này cũng như là món quà dành để tặng bà.
- Lớn lên ở Việt Nam, được đào tạo tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội và sau đó, tiếp tục học hội họa tại các quốc gia châu Âu. Ảnh hưởng Âu - Á thế hiện trong các tác phẩm hội họa của chị như thế nào?
- Một số người nhậ𝄹n xét rằng, tôi thường chịu ảnh hưởng b🐎út pháp châu Âu nhưng có cách biểu hiện tâm lý rất Á Đông. Trong khi vẽ, tôi thường sử dụng những hình thức không có thật về cả đường nét lẫn màu sắc, để đưa lại cho người xem cảm giác về cái có thật. Còn khi biểu hiện tâm lý, tôi thường để trong tranh rất nhiều khoảng tĩnh lặng hoặc sử dụng sự đối lập về chi tiết để biểu hiện cái tĩnh...
- Kế hoạch giảng dạy tại Việt Nam của chị sẽ được triển khai như thế nào?
- Hội🐻 Nhà báo TP HCM đã mời tôi vào giảng dạy từ năm ngoái. Lớp học này chắc chắn rồi sẽ được triển khai trong thời gian tới. Một số người nổi tiếng như NSND Trà Giang đã đăng ký tham gia. Công việc dạy học đem đến cho tôi nhiều niềm vui đồng thời tạo cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật.
Hà Linh thực hiện