Đem về một quả penalty cho đội nhà, khiến đối thủ phải nhận một thẻ đỏ, là những gì Đoàn Văn Hậu làm được sau trận đấu với Malaysia trên sân Mỹ Đình trong khuôn khổ vòng hai AFF Cup 2022. Nhưng khác với lối mòn mà chúng ta hay thꦿấy ở đội nhà (khi chúng ta bị phạm lỗi thật do đối thủ tự chơi xấu), với trường ♔hợp của Văn Hậu thì khác. Anh dùng những tiểu xảo kín, khiến đối thủ bị ức chế tinh thần mà dẫn tới phạm lỗi.
Nhưng nghiệt ngã thay, trong ngày mà đội nhà từ chỗ chơi thiếu người đến cân bằng quân số, hưởng thêm quả penalty và chiến thắng tưng bừng, thì người góp phần lớn tạo nên điều đó lại bị thóa mạ, xúc phạm một cách khó tin trên mạng xã hội Việt Nam.
Nói về tiểu xảo trong bóng đá, không ai nhớ nổi cựu thủ quân của Real Madrid và tuyển Tây Ban Nha, Sergio Ramos đã nhận bao nhiêu thẻ đỏ vì lối đá "chém đinh chặt sắt" của mình. Nh🌌ững hình ảnh từ cắn vào vai đến khiêu khích đối thủ, thậm chí là phân biệt chủng tộc của Luis Suarez thời còn thi đấu đỉnh cao, vốn dĩ dưới thời công nghệ truyền hình rõ đến từng khung ảnh, mãi để lại những hình ảnh không thể xóa mờ trong thế giới phẳng. Nhưng với người yêu đội tuyển Tây Ban Nha, Ramos chưa bao giờ là kẻ thù của họ. Đất nước Uruguay cũng chẳng hề nhục mạ hay kêu gọi phải loại Suarez ra khỏi đội tuyển.
Xa hơn về quá khứ, bàn thắng bằng tay kinh điển của Diego Maradona loại đội tuyển Anh tại Mexico 1986 biến ông thành kẻ bị ghét nhất trong mắt người 𒐪dân xứ sở sương mù mãi đến tận ngày nay. Chưa kể đến những giai thoại gây tranh cãi ngoài sân cỏ, những cuộc giao du với Mafia, hay thậm chí là sử dụng chất cấm. Nhưng với người dân quê hương ông, bất chấp tất cả, vẫn luô🧜n coi ông là huyền thoại. Trên đầu giường của nhiều người Argentina, họ đặt hai tấm ảnh cạnh nhau. Một là chúa Giê-su và tấm bên cạnh là hình của Diego Maradona, hai tay giơ cao, trong chiếc áo sọc trắng xanh. Bởi đơn giản, với những con người mang về vinh quang cho đất nước, họ luôn là người hùng.
Không một chiếc thẻ nào được rút ra cho Văn Hậu trong trận đấu với Malaysia. Văn Hậu có chơi tiểu xảo, nhưng nó đủ kín để né đi sự soi xét của người cầm còi, và vừa đủ để khiến đối thủ ức chế tinh thần mà phạm lỗi thô bạo. Văn Hậu đủ khôn ngoan để biết phải làm gì? Trọng tài có thể thiên vị một đội bóng chủ nhà, nhưng không thể thiên vị bất chấp một cầu thủ nào đó của đội bóng ấy. Ông ta chẳng biết cầu thủ ấy đến từ CLB nào, vốn dĩ có được truyền thông ưu ái hᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚay không? Ông ta rút thẻ cho những gì mà ông ♐ta nhìn thấy.
Sự ranh mãnh của Hậu chính là thứ mà bóng đá Vi📖ệt Nam còn thiếu từ trước tới nay. Chúng ta bị lép vế trước sự thô bạo của những đối thủ trong khu vực suốt bao năm. Ở đấu trường châu lục, chúng ta càng không thể cạnh tranh vì thể hình và thể lực thua thiệt. Nhưng cứ sau mỗi thất bại, quanh quẩn lại là n🔯hững lời động viên sáo rỗng "hãy ngẩng cao đầu về nước", hay "chúng ta thua nhưng đã chơi đẹp"...
>> Cầu thủ Việt giữa lằn ranh đá rắn và bạo lực
Câu chuyện của Văn Hậu khiến tôi liên tưởng đến tiểu thuyết kinh điển "Bay trên tổ chim cúc cu" của Ken Kesey được viết vào thập niên 60 của thế kỷ trước, nội dung lấy bối cảnh ở một bệnh viện tâm thần tại Mỹ. Ở đấy, có một quy tắc rất đơn giản: trên bảo, dưới phải nghe. Nghĩa là những bệnh nhân đã mất nhận thức hoàn toàn thì buộc phải răm rắp nghe lời. Những bệnh nhân còn nhận thức sẽ phải trải qua "thủ thuật y tế về não" hoặc những liệu ph🌊áp tâm lý khác của đội ngũ y tá ở đây, khiến họ cũng ngoan ngoãn mà bước vào khuôn khổ như những người chỉ còn suy nghĩ vô thức về thế giới xung quanh. Họ sống một cuộc đời với nhận thức như lối mòn, nhàm chán và vô nghĩa, tự an ủi nhau rằng đấy là cái nơi tốt nhất mà xã hội dành cho họ.
Tất cả chỉ thay đổi đến khi McMurphy, một gã giả điên để trốn lao động, với tính cách ngang tàng, thích tự do bước chân vào. Gã làm đảo lộn hết trật tự ở đấy với đủ thứ trò nghịch ngợm bày ra, nổi loạn với cả tá những thú vui sở t❀hích mới cho các bệnh nhân mà hầu hết đều không được làm hàng ngày, vì ở đó có một "khuôn khổ" không thể phá vỡ. Dù gã tạo ra một không khí tích cực và tưng bừng hơn hẳn trong cái bệnh viện vốn ảm đạm ấy, nhưng đó lại là thứ khiến cho đám y tá nóng mắt, tìm mọi cách để trừng phạt.
"Tổ chim cúc cu" là hình ảnh biểu tượng cho cái bệnh viện với đầy khuôn khổ, lối mòn chung. Gã McMurphy với mái tóc màu hung đỏ, bướng bỉnh và ngạo nghễ, là con chim dám bay lên khỏi cái tổ ấy. Gã làm những thứ không giống ai, dù nó chẳng sai, nhưng nó 🦂khác với mọi thứ diễn ra trong cái tổ. Khi dám bay lên, con chim ấy vẫn là kẻ lạc loài giữa cái bình yên giả tạo mà "tổ chim" tự vỗ về nhau.
Chúng ta cũng đang sống trong một cái "tổ chim cúc cu" như thế. Cổ động viên Việt đã quen với những vỗ về êm ả. Một con chim dám "bay trên" nó, với những đặc điểm xù xì, thô ráp, là không thể chấp nhận được, dù nó mang lại những thứ tích cực. Cái ch꧂ất ranh mãnh vốn có kiểu ấy như ngấm vào máu những đôi chân 🧔ngẫu hứng đến từ Nam Mỹ, và năm nay một đại diện ở khu vực ấy đứng trên đỉnh cao của thế giới - Argentina.
Một người xe⛎m bóng đá trung lập𓄧 sẽ thấy nóng mắt với kiểu đá ôm người đấu vật của Otamendi, hay lối chơi "húc người giành bóng" của De Paul, thậm chí là cách ăn mừng đầy phản cảm của thủ môn Martinez. Nhưng với người Argentina, họ đang sống trong một lễ hội mà họ đã chờ đợi suốt gần bốn thập kỷ, mơ một giấc mơ mà họ không bao giờ muốn tỉnh dậy. Đơn giản, bởi họ dám chấp nhận cả một đàn chim dám "bay trên tổ chim cúc cu" của chính họ.
Một con chim khác, theo đúng nghĩa đen, cũng từng muốn bay lên nhưng rồi buộc phải hạ cánh: Flappy Bird - tựa game Việt nổi đình nổi đám một thời. Nó cũng bị "bắn hạ" bởi chính những đồng loại trong tổ, khi nhiều người Việt cho rằng người sáng tạo ra nó ăn cắp hình ảnh. Bởi ở lĩnh vực "công nghiệp không khói" ấy, chưa từng có con chim nào "dám" bay trên tổ, vươn ra tầm thế giới.
Cái "tổ chim cúc cu" phải được ung dung như cái cách mà nó vốn trôi qua hàng ngày, bất kể nó tốt hay xấu. Cái kết của McMurphy trong tác phẩm kinh điển kia là một cái chết dữ dội. Nó dữ dội như chính c♕uộc đời hắn, và có lẽ chỉ là một cách để giải thoát. Con chim không thể bay trên cái tổ, và cái kết như một điều tất yếu.
Chú chim vàng Flappy Bird đã hạ cánh từ lâu, bởi ông chủ của nó không thể bay trên những định kiến vô hình của cái tổ. Và "cánh chim" Văn Hậu với những áp lực khủng khiếp từ phía dư luận, thậm chí bị sỉ nhục với tần suất khủng khiếp trên "tổ chim" mạng xã hội, cũng đã vắng bóng trong một buổi tối mà sắc đỏ nhạt nhòa trên 💎thảm cỏ nhân tạo của Singapore. Phải chăng lại là một cái kết buồn cho kẻ dám bay trên tổ chim cúc cu?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.