Tặng phong bì cho giáo viên hay không gây nhiều tranh luận. Một số độc giả cho rằng nói "tặng tiền mặt cho giáo viên để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn" là đang ngụy biện.
Về mặt nguyên tắc, nếu đưa tiền là sai thì không được thực hiện. Không cóꦛ ranh giới giữa sai ít và sai nhiều, không thể nói đưa tiền đúng dịp hay đúng lượng để tri ân giáo viên được.
Bạn t꧋hấy thế này là hợp lý, người khác thấy thế kia là hợp lý không biết bao giờ mới vừa. Thứ hai là đưa tiền thể hiện sự quan tâm của bạn thì cô giáo lại phải thể hiện sự quan tâm ngược lại (có đi có lại). Khi đó lại thành mua bán, người đưa mười chắc chắn phải đ𝐆ược quan tâm hơn người đưa một.
Thứ ba, đưa phong bì làm hỏng giáo viên hoàn toàn. Đã lựa chọn nghề giáo, thầy cô phải có sự cân🍸 nhắc. Không thể dựa vào phòng bì để tăng thu nhập của mình thay vì lương được. Nếu giáo viên dựa vào đó sẽ có tâm lý chọn nơi dạy phụ huynh có điều kiện, chọn chăm sóc học sinh gia đình có điều kiện dẫn đến tiêu cực, mất cân bằng.
Việc gửi phong bì vô tình khiến bản chất giáo viên sa ngã. Tại sao phải gửi phong bì tro⭕ng khi đó là nhiệm vụ - trách nhiệm của♋ giáo viên?
Hiện tại rất nhiều người có suy nghĩ rằng nên "phong bì" để hꦦọ làm tốt hơn. Trong khi việc đó là của họ - họ phải có nhiệm vụ làm tốt. Chính vì điều này khiến lây lan cả một thế hệ luôn có suy nghĩ t🌟hế...rồi lại khó khăn trong việc phân định "phong bì" và "hối lộ.".
Qua đây mới thấy văn hóa phong bꦛì (hối lộ) đã bị người ta nâng tầm thành lòng biết ơn. Hiện nay, chuyện này đã quá bình thường, ai làm ngược lại vừa bị phân biệt đối xử, vừa bị coi khác người.
Đừng nói tôi đạo đức giả. Các thầy cô hay nhiều công chức lương thấp thật, nhưng chúng ta phải thực hành lối số𓃲ng văn minh và thay đổi suy nghĩ vì mục tiêu lớn hơn của xã hội.
Nếu có lòng, cuối năm các bạn có thể họp hội phụ huynh, góp tiền lại thànhജ một khoản lớn và mua tặng thầy cô vật dụng gì đó trong gia đình. Tuyệt đối không đi tiền vì mục đích cá nhân. Không chỉ làm hư mình, con mình, công chức...mà còn góp phần xây dựng văn hóa đối xử bất bình đẳng và thực dụng, đặc biệt bất công cho những gia đình thu nhập trung bình và thấp.
Độc giả Gà ròm chia sẻ:
Nhân dịp này nọ tôi vẫn tặng quà là các phiếu m🅠ua hàng ở siêu thị cho thầy cô của con. Tôi không bao giờ đưa tiền mặt, cũng không ba♏o giờ chỉ đưa quà khơi khơi mà luôn kèm theo tấm thiệp, trong đó tôi ghi những lời cảm ơn, những lời chúc và hướng dẫn con ghi những câu chúc ngắn. Tôi hướng dẫn con tôi cầm thiệp kính tặng cho thầy cô nhưng con không bao giờ biết trong đó có kèm theo phiếu mua hàng.
Đồng ý là thầy cô đi dạy là đã được nhận lương, nhưng cá biệt thầy cô của các con tôi thì người làm thêm bán bảo hiểm, bán mỹ phẩm, người đi giữ xe ban đêm... Ai cũng nuôi 🐭hai con đang tuổi ăn học cả. Tôi muốn tặng quà để cảm ơn thầy cô và thấy mình làm đúng. Con tôi ở lớp lười học lười ăn nói chuyện trong giờ học hay phá đồ thì vẫn bị rầy bị khẽ tay như thường, tôi chẳng buồn phiền gì về việc đó cả.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.