Giao thông ở Việt Nam cực kỳ lộn xộn là điều ai cũng phải công nhận. Nguyên nhân thì ai cũng nói là do văn hóa giao thông ở ta quá kém thậm trí là không có. Vậy đâu là căn nguyên chính ảnh hưởng đến văn hóa giao thông của người Việt? Văn hóa, ý thức của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố song theo tôi thì “văn hóa vỉa hè” là nguyên nhân chính chi phố🅰i đến mọi suy nghĩ và hành động của người tha💛m gia giao thông ở Việt Nam. Cơ sở để tôi đưa ra nhận định như vậy bởi vì các lý do sau:
Vỉa hè không dành cho người đi bộ
Điều này thì ai cũng đều biết. Văn hóa vỉ♎a hè tóm lại chính là phong cách kinh doanh, mua bán trên vỉa hè. Nhà nhà đua nhau tràn ra lấn chiếm vỉa hè để lấy chỗ bày bán hàng quán, sản xuất kinh doanh... Các cửa hàng, cửa hiệu dẫu không bày hàng ra vỉa hè thì cũng phải chiếm chỗ cho khách hàng để xe vì nếu anh không có chỗ để xe thì đương nhiên sẽ bị mất khách. Những đoạn phố không có nhà cửa thì lại được dùng làm chỗ gửi xe ho꧃ặc nếu không thì cũng sẽ lập tức có những chợ cóc, quán cóc… tự động mọc lên. Vỉa hè đã bị chiếm hết thì đương nhiên người đi bộ không còn cách nào khác là phải đi xuống lòng đường và vô tình chiếm chỗ của người đi xe máy khiến xe máy lại tràn sang làn xe ôtô.
Tiện lợi sinh ra bát nháo
Mua bán trên vỉa hè đúng là tiện lợi thật vì chỉ cần tấp xe vào lề đường là đã có thể mua được đồ ăn hoặc mọi thứ hàng hóa cần thiết khác.. Song sự tiện lợi này sẽ sinh ra tính tự tiện, bát nháo trong tham gia giao thông. Người tham gia giao thông lúc đi nhanh, lúc đi chậm, tạt ngang, 🅺tạt ngửa… chỉ để ngó nghiêng tìm kiếm thứ mình cần. Thậm trí nhiều người sẵn sàng đi ngược chiều chỉ vì đã chót đi quá nơi mình cần đến…
Mặt khác, những người mua hàng còn phải lựa chọn kiểu dáng mẫu mã và so🐷 sánh giá cả sản phẩm nên không thể dừng và mua ngay tại một cửa hàng mà sẽ phải đi thêm một vài nơi trước khi quyết định mua hay không. Vậy là người đi bộ và xe máy sẵn sàng băng cắt sang đường tùy tiện. Xe tắc xi cũng ra vào cướp, trả khách khiến cả một đoạn phố tấp nập người mua bán trở nên bát nháo nhộn nhạo.
Lợi ích sinh ra ích kỷ
Khi lòng đường, vỉa hè đã trở thành tài sản của cá nhân thì đương nhiên sẽ sinh ra tâm lý quyền sở hữu. Người sở hữu tự cho mình💝 có 𒈔quyền cấm người tham gia giao thông không được phép dừng, đỗ trước cửa nhà mình. Rất nhiều phương tiện nhất là ôtô đều phải đi lòng vòng trên phố để tìm chỗ đỗ vì tuy đường không có biển cấm đỗ song không thể đỗ được do bị đuổi. Nếu ai vô tình đỗ xe trước cửa khi chủ nhà đi vắng sẽ bị viết cảnh cáo hoặc đặt gạch lên kính để dằn mặt chủ xe.
Nhiều người còn dùng nhà mặt đường làm cơ sở sản xuất nên không những đã lấn hết vỉa hè mà còn gây mất an toàn cho người đi dưới đường. Ví dụ như cho công nhân dùng máy cắt sắt hướng ti𝔉a lửa ra phía đường, bốc xếp hàng hóa có chiều dài như thép, ống nhựa… để quay ngang ra đường… Tất cả những hành động này đều làm người đi ♎đường phải tránh né bằng cách lấn sang làn đường ngược chiều.
Tiện lợi sinh ra tội lỗi
Tội lỗi ở đây hiểu là vﷺi phạm các lỗi của luật giao thông đường 💟bộ. Văn hóa vỉa hè đã góp phần đẩy người tham gia giao thông phải vi phạm luật lệ an toàn giao thông dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm của các cửa hàng thuộc loại quá khổ song để tiết kiệm chi phí vận chuyển thì chủ hàng chỉ thuê xe máy hoặc xe ba gác để chuyên c✅hở. Xe chuyên chở hàng cồng kềnh lại đa phần đều là xe cũ nát, không còn đầy đủ các bộ phận an toàn như phanh, đèn, còi… Nhiều xe còn được chế, độ thêm để tăng khả năng chuyên chở dẫn đến giảm chất lượng và độ an toàn. 𒐪Lượng xe không nhỏ này hàng ngày cứ ngông ngênh di chuyển trên tất các tuyến đường gây mất an toàn và sự khó chịu cho người khác.
Văn hóa, ý thức không thể tự nhiên có mà phải hình thành dần từ thói quen. Văn hóa vỉa hè đã ăn sâu vào trong tiềm thꦍức người Việt thành một thói quen bản ngã nên rất khó để thay đổi trong một sớm một chiều. Rất nhiều người tuy đã thay đổi phương tiện từ xe máy lên ôtô song ý thức khi tham gia giao thông thì cũng vẫn giữ nguyên như vậy.
Chỉ khi nào văn hóa vỉa hè bị mai một hoặc được phát t🐓riển, tổ chức ở một trình độ cao hơn thì may ra văn hóa giao thông ở Việt Nam mới có sự thay đổi đột ♔biến. Còn hiện tại chúng ta hãy cứ tiếp tục tranh luận để tìm ra nguyên nhân, giải pháp và tạm tiếp tục giấc mơ về một hình ảnh giao thông thuận lợi và an toàn.
Trung Hiếu