Lưu Hà
Số liệu thố🌊ng kê từ Cục xuất bản cho thấy, năm 2009, sách văn học tăng 125% về mặt đầu sách và 114% về số bản sách so với năm🤪 2008. Nhưng sự phát triển về số lượng không tương quan với chất lượng của nền văn học. Văn học Việt Nam năm 2009 mờ nhạt đều ở mọi thể loại, từ tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca đến lý luận phê bình.
Thơ ca là thể loại ít thành tựu nhất, không chỉ trong năm nay mà suốt nhiều năm qua. Đã 3 năm liên tiếp, Hội Nhà văn Việt Nam không chọn được tập thơ nào xứng đáng để trao giải thưởng thường niên, kể từ những ồn ào quanh hai tập thơ được trao giải và tặng thưởng từ năm 2006 là Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh và Lô Lô của Ly Hoàng Ly. Năm 2007 và 2008, Hội Nhà 🎃văn đã phải để trống giải thưởng thơ. Đến năm 2009, giải thích cho đề nghị để khuyết giải thơ, nhà thơ Vũ Quần Phương, chủ tịch Hội đồng Thơ, cho biết: "Thơ năm nay không phong phú và chất lượng không bằng hai năm trước (2007 và 2008)".
Thực tế, với điều kiện xuất bản ngày càng cởi mở, việc in ấn, ra mắt một tập thơ đã không còn là điều quá khó với nhiều tác giả. Vì vậy, thơ năm qua vẫn tiếp tục nở rộ. Nhưng trong số đó, chưa thấy dấu hiệu về sự xuất hiện của một Vi Thùy Linh hay một Phan Huyền Thư mới. Nổi bật hơn cả là những tập như Đừng múc cạn nỗi buồn - Nguyễn Thị Ánh Huỳnh, Viết dưới bóng quê nhà - Lê Văn Ngăn, Một hôm núi khóc - Phạm Phú Hải... Nhưng trong đó cũng chưa có nhiều đổi mới về hình thức, chưa có những ý tưởng mới lạ; chưa có những câu thơ đi vào tâm trí độc giả. Nhà văn Nguyễn Đình Tú chia sẻ: "Tôi viết văn xuôi nhưng cũng rất quan tâm đến thơ ca. Những năm qua, thơ có vẻ như là một sự thách thức với người đọc và cả người viết. Họ đã chán thơ cũ, không muốn chấp nhận thơ cũ nhưng cũng chưa có hì🥂nh dung cụ thể thế nào là thơ mới".
Văn học Việt Nam vừa trải qua một🌃 năm ít thành tựu nổi bật. |
Truyện ngắn cũng chững lại, dù đây là thể loại nhỏ gọn, năng động và tỏ ra có ưu thế trong thời đại mà độc giả có quá ít thời gian cho văn học như ngày nay. Năm nay, lọt vào chung khảo giải thưởng Hội Nhà văn có các tập truyện ngắn: Lời nguyền thiêng của Thế Đức, Trần gian nhìn từ sau lưng của Nguyễn Hiệp, Sương chưa tan làng trăng của Thu Loan... Nhưng các tập truyện này cũng chỉ dừng lại ở chung khảo một giải thưởng và hầu như không gây được chú ý cho đ🐠ộc giả. Sự yếu kém của truyện ngắn cũng thể hiện rõ khi giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng không tìm được tá🍬c phẩm xứng đáng với giải nhất.
Trong tình hình đó, tiểu thuyết - thể loại máy cái của một nền văn học - dù không có thành tựu nổi bật, nhưng dường như có dấu hiệu khởi sắc hơn cả. Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đánh giá: "Cuộc thi tiểu thuyết 2006 - 2009 đã thu hút số lượng lớn các tác phẩm tham gia. Chúng tôi đã chọn được nhiều tác phẩm có chất lượng vào chung khảo". Trong số đó có những cuốn ra đời ngay trong năm nay như Đất trời vần vũ - Nguyễn Một, Biển và chim bói cá - Bùi Ngọc Tấn...
Lĩnh vực phê bình năm qua gặt hái được giải thưởng duy nhất của Hội Nhà văn Việt Nam với Tản mạn nghiệp văn - Đinh Quang Tốn và cũng có tên trong danh sách trao giải của Hội Nhà văn Hà Nội với Bút pháp của ham muốn - Đỗ Lai Thúy. Nhưng nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Phê bình lý luận năm nay, ♏nếu so về tương quan thể loại, còn yếu hơn cả sáng tác". Tuy nhiên, theo nhà văn Nguyễn Đình Tú, dấu hiệu lạc quan nhất ở lĩnh vực phê bình là sự xuất hiện của một lớp các cây viết trẻ như Trần Thiện Khanh, Nhã Thuyên, Tố Loan... Tuy chưa có đầu sách nào xuất bản, nhưng qua các bài viết rải rác trên báo chí, họ đã ít nhiều chứng tỏ bản lĩnh ngòi bút và thái độ sẵn sàng dấn thân vào nghề.
Khi được hỏi về năm văn học 2009, nhà p꧂hê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét ngắn gọn: "Cũng như mọi năm thôi, không có gì nổi bật". Đó cũng là cảm giác chung của những người quan tâm đến đời sống văn học Việt Nam năm 2009; là sự thất vọng chung của🌳 những người yêu văn học Việt nhưng khó lòng chọn được một tác phẩm ưng ý trong năm qua.
Trong khi lĩnh vực sáng tác khá phẳng lặng và ít thành tựu thì làng văn vẫn có nhiều chuyện gây xôn xao. Giữa năm 2009, dịch giả Đào Kim Hoa bị phát hiện " mạo danh đồng nghiệp" mang 4 bài thơ của Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủn sang Đài Loan giới thiệu tại Festival thơ Quốc tế 2001. Vụ việc thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà văn, nhà thơ. Hội Nhà văn cũng khẳng định sẽ xác minh làm rõ mọi việc. Nhưng đến nay, sự việc chỉ dừng lại ở chuyện Hội gửi công văn sang Cục Văn hóa Đài Bắc, đề nghị cung cấp tài liệu về sự𝔉 việc. Kết quả ra s♓ao đến nay vẫn chưa được công bố.
Sự việc gây chú ý thứ hai liên quan đến thông tin thực hiện tuyển tập Thơ ca Việt Nam thế kỷ 20. Nhà🔜 thơ Vũ Quần Phương - người được chọn làm Chủ tịch Hội đồng biên soạn - khẳng định: "Mục đích của kế hoạch này là tạo ra một tuyển tập, nhìn lại thành tựu của một thế kỷ thơ ca". Trong khi ông Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch Hội Nhà văn - cho biết: "Hiện nay, Hội chưa triển khai thực hiện Tuyển thơ VN thế kỷ 20. Công việc đang được triển khai là làm một tập tài liệu phục vụ cho Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài diễn ra vào đầu năm 2010". Cuối cùng, dù với bất cứ mục đich gì, tuyển tập cũng đã không ra mắt như đã được đề cập đến.
Vào những ngày cuối năm âm lịch, đầu năm 2010 vừa qua, Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội với nhiều lời khen và không ít tiếng chê. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam tập hợp được một đội ngũ đông đảo các dịch giả nước ngoài để quảng bá văn học Việt. Nhưng sự thiếu sót trong công tác tổ chức đã khiến 𝓡hội nghị không đạt được hiệu quả như mong đợi. Đánh giá về sự kiện này, ông Hữu Thỉnh thừa nhận: "Hội nghị còn nhiều thiếu sót, bởi đây là một sự 🐷kiện quá lớn, quá sức của Hội Nhà văn; hệ thống tổ chức dịch còn yếu; việc tổ chức đón tiếp còn lúng túng...".
Năm 2009, văn đàn Việt N𒁃am không có thành tựu nổi bật, nhưng một cách thầm lặng, các nhà văn vẫn tiếp tục sáng tác. Và đó là căn cứ để hy vọng vào một năm mới, một thập kỷ mới với♔ nhiều khởi sắc hơn.