H🅷oạt động mô phỏng phóng tên lửa hành trình AGM-158 JASSM từ vận tải cơ MC-130J diễn ra trong cuộc diễn tập Nort𒉰hern Edge 2021 diễn ra đầu năm nay, nhưng thông tin chỉ được không quân Mỹ công bố cuối tuần trước.
Trong đợt thử nghiệm, vận tải cơ MC-130J Commando II đã thả kiện hàng kèm dù hãm, mô phỏng thùng chứa kiêm bệ phóng trên không cho hàng loạt tên lửa tên lửa hành trìn💎h tàng hình AGM-158 JASSM.
Tuy nhiên, không có quả tên lửa nào được khai hỏa từ thùng hàng, bởi mục đích chín♛h của đợt diễn tập là thể hiện quy trình tác chiến, bao gồm chuyển dữ liệu mục tiêu từ nhiều khí tài chiến trường đến v🌟ận tải cơ MC-130J.
Không quân Mỹ từng nhiều lần thử nghiệm thả kiện hàng chứa mô hình tên lửa AGM-158 từ vận tải cơ MC-130J và C-17. Tuy nhiên, theo kịch bản diễn tập Nortꩲhern Edge 2021, một hệ thống cảm biến bên ngoài đã nhận diện mục tiêu khác với danh sách mục tiêu sẵn c🐬ó của chiếc MC-130J, sau đó chuyển dữ liệu cho hệ thống tổng hợp thông tin đa mặt trận (ADOC-E). Thông tin tiếp tục được chuyển tiếp đến chiếc MC-130J để thay đổi tham số bay và mục tiêu của tên lửa JASSM.
"Năng lực được cải thiện sẽ mang đến nhiều giải pháp tiến công cho các chỉ huy trong những xung đột quy mô lớn. Phương pháp thay đổi mục tiêu trong thử nghiệm có thể áp dụng cho nhiều nền tảng tiến công khác, tăng uy lực cho toàn bộ nhữn▨g khí tài mang được tên lửa JASSM trong những xung đột với cường quốc ngang hàng", tiến sĩ Dean Evans thuộc Văn phòng Kế hoạch phát triển và Thử❀ nghiệm Chiến lược thuộc Phòng Nghiên cứu Không quân Mỹ, cho hay.
Đây là đợt thử nghiệm mới nhất nhằm đánh giá khả nă💦ng biến vận tải cơ thành "kho vũ khí bay", t♛ăng cường năng lực tiến công cho Mỹ, nhất là trong những xung đột với cường quốc ngang hàng.
Mỹ từng sử dụng vận tải cơ C-130 để thả bom GBU-43/B MOAB (Mẹ của các loại bom), hoặc máy bay vận tải chiến lược C-5 mang tên lửa đạn đạo tầm trung dùng trong các đợt🅺 thử nghiệm lá chắn tên lửa. Tuy nhiên, chúng có hình dáng và kích thước riêng, không được chuẩn hóa thành từng kiện hàng.
Vũ Anh (Theo Drive)