Trong trận Đức - Đan Mạch, trọng tài Michael Oliver từ chối bàn thắng của Joachim Andersen ở phút 48 sau𓃲 khi VAR cho thấy tiền vệ Thomas 🌠Delaney mắc lỗi việt vị.
Sau trận đấu, huấn luyện viên Kasper Hjulmand của Đan Mạch lên tiếng: "Tôi có ảnh ở đây (về lỗi việt vị của Delaney). Chỉ ๊một ce🍰ntimet. Thật vô nghĩa. Đó không phải là cách chúng ta ủng hộ việc sử dụng VAR".
Ông nói thêm: "Tôi luôn thích VAR. Tôi nghĩ công nghệ có thể mang lại điều gì đó tốt cho môn t♍hể thao này, nhưng một quyết định đúng đắn phảꦇi được thấy một cách hiển nhiên và rõ ràng, chứ không phải phụ thuộc vào vài centimet".
Trên mạng xã hội X, nhiều người cũng chia sẻ lại tình huống ở trận Bỉ - Romania và trận Đức - Đan Mạch, nhận xét VAR hoạt động "chính xá🥀c một cách cứng nhắc".
"Ở năm 2024, người ta gọi như thế này là việt vị", người dùng Emanuel Roşu bình luận trên X. "Thật nực cười, đây là bóng đá chứ không phải trò chơi điện tử", một ngườ♓i khác nhận xét. Một số cho rằng công nghệ mới đang trở thành kẻ thù của bóng đá, UEFA và FIFA nên sửa luật b🃏ắt việt vị.
Tuy nhiên, cũng có những🌸 ý kiến ủng hộ rằng "luật là luật, việt vị là việt vị" hay "đún🧸g là chỉ chênh một centimet, công nghệ đang giúp trận đấu diễn ra công bằng đến từng centimet".
Trong khi đó, ngay sau ൩trận Đức - Đan Mạch, trang web của EUFA cũng đăng bài về tình huống bóng chạm tay của Joachim Andersen khiến Đức được hưởng quảඣ phạt đền.
"Công nghệ kết nối trong quả bóng Fussballliebe của Adidas cho thấy hậu vệ Andersen dùng tay chạm bóng trong vòng𒅌 cấm. Trong trường hợp này, cảm biến có thể ghi lại chính xác thao tác chạm tay của cầu thủ với bề mặt bóng. 'Nhịp tim' của bóng được hiển thị trên truyền hình giống như trọng tài nhìn thấy khi xem xét trên sân và phân biệt điểm tiếp xúc chính xác đến năm phần trăm giây", trang này mô tả.
Tại Euro 2024, VAR được áp dụng trong tất cả trận đấu diễn ra và được nâng cấp mạnh mẽ với khả năng phân tích chính xác hơn nhờ trí tuệ nhân tạo. "Khả năng quan sát một trận bóng của AI đang trở nên tiên tiến hơn trước. Nó giờ đây cho ta cảm giác như một sinh vật có tri giác đang làm việc cùng với con người", John Eric Goff, nhà nghiên cứu vật lý thể thao tại Đại học Lynchburg, Virginia (Mỹ), nói với Nature.
Sự kết hợp giữa các thuật toán và máy móc cũng có khả năng xử lý nhanh lượng lớn dữ liệu mà trọng tài thông thường không thể nhận biết. Dữ liệu được truy xuất dựa trên 10 camera được đặt khắp nơi dưới mái che sân vận 🌃động, có thể quan sát 29 vị trí trên cơ thể mỗi cầu tꩵhủ.
Như vậy, với 22 cầu thủ trên sân, có hơn 600 điểm chuyển động. Cứ 50 lần mỗi giây, những dữ liệu này sẽ được đưa vào máy𓆏 tính. "Về cơ bản, tất cả camera này có thể cho bạn biết trong thời gian thực vị trí của cầu thủ trên sân, vị trí của quả bóng và tốc độ của bóng, cầu thủ và các bộ phận cơ thể của họ đang cꦦhuyển động", Goff giải thích.
Châu An