2.500 nông dân Việt ꧑Nam đã ký đơn yêu cầu DOC phán quyết công bằng cho vụ kiện tôm. |
Trong quyết định sơ bộ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tính tỷ lệ phá giá từ 12,11% đến 19,6% cho các công ty được hưởng “thuế suất riêng rẽ”. Biên độ𒁃 phá giá cao tới 93,13% được áp dụng cho các bị đơn còn lại, vốn bị DOC cho là có sự trợ cấp của Chính phủ.
Ngày 12/10 vừa qua, 2.500 ngư dân đã cùng ký vào đơn kiến nghị gửi DOC yêu cầu huỷ bỏ thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Bức thư có đoạn: "Chúng tôi là những người nuôi tôm ở 3 miền Bắcꦿ, Trung, Nam của Việt Nam, gửi các ngài bức thư này với mục đích bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ của chúng tôi về vụ kiện... Cuộc sống và sinh kế của chúng tôi và gia đình đều trông chờ vào công việc nuôi tôm từ bao năm nay. Kể từ khi vụ kiện xảy ra, cuộc sống của những người nông dân chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc D♚OC ra quyết định sơ bộ với biên độ thuế bán phá giá cho tôm Việt Nam từ 12,11% đến 93,13% đã gây biết bao thiệt hại cho công việc nuôi và bán tôm của chúng tôi... Chúng tôi yêu cầu DOC và USITC có một cái nhìn khách quan, trung thực và không thiên vị trong việc điều tra và phán quyết, để có thể xem xét lại biên độ thuế giành cho tôm Việt Nam, giúp những người dân nghèo như chúng tôi có niềm tin vào thưưong mại công bằng..." |
“Nếu DOC tính toán công bằ🎉ng trong quyết định cuối cùng, tỷ lệ phá giá sơ bộ sẽ giảm rất nhiều – trong một số trường hợp, có thể giảm xuống đến 0%”, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch Uỷ ban Tôm của VASEP, cho biết.
Theo ông Kịch, có hai điều mà DOC cần phải làm để đảm bảo một kết quả công bằng đó là chấp nhận các 💎giá trị thay thế mà các nhà xuất khẩu Việt Nam đã đệ trình gần đây và thứ hai là cho các công ty đã bị từ chối thuế suất riêng rẽ trong quyết định sơ bộ được hưởng thuế suất riêng rẽ.
DOC đã xác định rằng, Việt Nam là một nền kinh tế “phi thị trường”, do vậy đã không kiểm tra doanh thu hay chi phí sản xuất thực tế của các công ty tôm Việt Nam. Thay vào đó, DOC chỉ xem xét các công ty ở một nước có nền kinh tế thị trường được quyết định là giống với Việt Nam nhất. Nước được chọn này được gọi là “nước thay thế.” DOC đã tí𓆉nh “giá trị thay thế” cho tất cả các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất tôm đông lạnh ở nước thay thế, và các giá trị này sau đó được DOC gọi là “giá trị thông thường” dùng để so sánh với giá xuất khẩu sang Mỹ.
Trong vụ kiện tôm, Bangladesh là nước thay thế. Tôm nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất khi tính giá trị thông thường của t☂ôm đông lạnh. Khi ra quyết định sơ bộ về tỷ lệ phá giá, DOC đã sử dụng cùng một giá trị cho tất cả các cỡ tôm nguyên liệu của Bangladesh. Vì vậy, giá trị của tôm nguyên liệu cỡ lớn bằng với giá trị của tôm nguyên liệu cỡ vừa hoặc nhỏ. Nhưng DOC lại so sánh giá trị thông thường của Bangladesh với giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ phân theo từng cỡ đếm. Theo VASEP, việc này đã làm tăng sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu sang Mỹ với giá trị thông thường một cách bất công, và đã tạo ra hoặc làm cho tỷ lệ phá giá tính được cao hơn nhiều so với thực tế.
Kể từ khi DOC ra quyết định sơ bộ, các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam đã cung cấp cho DOC thô♊ng tin ෴và số liệu thực tế chi tiết về tôm nguyên liệu mua vào cụ thể theo từng cỡ đếm của Bangladesh. Giờ đây DOC cần phải sử dụng các giá trị cụ thể theo cỡ đếm này để so sánh với giá xuất khẩu theo cỡ đếm. Nếu DOC làm như vậy thì tỷ lệ phá giá của các bị đơn bắt buộc Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0%.
Về thuế suất riêng rẽ, đã có 34 công ty Việt Nam yêu cầu ꦯDOC cho hưởng “thuế suất riêng rẽ” với lý do họ không 𝄹chịu sự kiểm soát của Chính phủ Việt Nam. Song, trong quyết định sơ bộ, DOC đã từ chối yêu cầu này của 16 công ty, với lý do là các công ty này đã không chứng minh được sự độc lập với Chính phủ Việt Nam. Do vậy, các công ty này đã buộc phải nộp thuế theo mức “thuế suất toàn quốc” là 93% như công bố trong quyết định sơ bộ từ tháng 7, tức là thực tế đã đánh bật họ ra khỏi thị trường Mỹ.
Mỗi công ty trong số 16 công ty này đã nộp thêm những thông tin cần thiết chứng minh cho sự độc lập của họ với sự kiểm soát của Chính phủ. DOC giờ đây đã có tất cả các thông tin cần trong hồ sơ để cho 16 công ty được nhận thuế suất riêng rẽ để họ có thể lại xuất sang Mỹ.
VASEP cho biết, ngành tôm đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm và thu nhập từ tôm chiếm khoảng 3% GDP của Việt Nam. “Nếu Bộ Thương mại Mỹ không đánh giá được đúng các thông tin dữ liệu thực tế và không đưa ra được một quyết đ𝄹ịnh cuối cùng về phá giá công bằng thì điều này sẽ gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam,” ông Kịch kết luận.
Phiên điều trần cuối cùng trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) sẽ diễn ra vào 9h30 sáng ngày 1/12 tại Washington DC. Trước đó, một buổi làm việc trù bị sẽ được tổ chức vào 9h30 sáng 23/11. Tại các phiên làm việc, những bên liên quan và không liên quan đã gửi trước tài liệu tới USITC sẽ được trình bày quan điểm của mình bằng lời nói và văn bản. Toàn bộ các tài liệu này sẽ được USTIC công bố công khai sau phiên điều trần, dự kiến vào 27/12.
Về phần mình, DOC sẽ công bố phán quyết cuối cùng về các mức thuế với tôm Trung Quốc và Việt Nam chậm nhất là vào 29/11 còn với T🅠hái Lan, Ấn Độ, Ecuador và Brazil là vào 15/12. Trong tháng 1/2005, USITC sẽ xác định lần cuối liệu tôm nhập khẩu từ 6 nước có thực sự gây thiệt hại về vật chất với ngành sản xuất nội địa hay không. |
Song Linh