1. Dây thoát hiểm
Tùy theo độ cao của nhà mình, bạn có thể lựa chọn các loại dây thoát hiểm với độ dài khác nhau lên tới trên 50m (tương đương nhà 12 tầng). Khi có sự cố, bạn móc đầu thang vào thành cửa sổ, ban công có bệ chắc chắn. Mọi bộ phận của thiết bị đều chống cháy nên bạn có thể yê🐽n tâm, bình tĩnh thoát hiểm. Trọng lượng chịu tải cho phép khoảng 150 kg.
Bạn cũng cần phải tập luyện trước để thành thục, nhất là với những người🎶 mắc bệnh sợ độ cao. Mức giá của dây từ 5 triệu đồng trở lên.
Hiện nay, có một số nhà sản xuất sử dụng loại thiết bị thoát hiểm bằng dây tích hợp gọn gàng trong ba lô. Nhờ vậy, bạn sẽ hạn chế bớt các công đoạn🔴 xử lý khi có sự cố và không cần tập luyện nhiều.
2. Thang thoát hiểm
Khi hành lang ngập khói, bạn không thể tìm đường ra cầu thang thoát hiểm. Bạn có thể mở cửa sổ hoặc ra ban công (cắt lưới bảo vệ nếu có) và sử dụng thang dây. Thang có độ dàꦯi khoảng 6 t❀ầng, chịu được trọng lượng trên 400 kg.
Tuy nhiên, bạn lưu ý, bệ cửa sổ phải dày và chắc chắn để có thể lấy điểm gắn thang vào. Ngoài ra, việc tụt🐎 theo thang xuống cần nhanh nhưng thận trọng. Việc leo thang không khó bằng sử dụng dây như✱ng vẫn có sự chuẩn bị trước.
3. Mặt nạ phòng độc
Với giá thành không quá đắt (từ vài trăm nghìn đồng), bạn có thể mua dự trữ sẵn trong nhà vài chiếc mặt nạ phòng💛 độc. Khi xung quanh khói mịt mù, bạn hãy đeo mặt nạ vào, nó sẽ giúp bạn thở được trong tối thiểu 30 phút. Mặt nạ có tầng lọc khí giúp bạn chống lại các loại khí độc, sức nóng của lửa... bảo vệ mắt và giúp bạn có khí để thở.
Các loại mặt nạ này bằng vật liệu chống cháy có phầ♓n trong suốt trước mặt giúp bạn quan sát và thường có màu nổi bật để lính cứu hỏa nhận biết khi thấy bạn.
Lam Huyền