Tâm, hiện là nhân viên kế toán, kể tình trạng này chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian thu - đông, khi thời tiết trở lạnh. Kết thúc giờ làm, cô chỉ muốn về nhà thật nhanh, sống thu mình và không có động lực tham gia bất cứ hoạt động nào. Ngoài ra, Tâm còn có cảm giác chán ăn, rối loạn giấc ngủ, không muốn ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng. Tình trạng này ảnh hưởng công việc,꧅ khiến cô bị sếp chê trách, tâm trạng càng tồi tệ.
"Tôi tiêu cực đến độ tự nhốt mình trong tủ và giày vò bản thân, từng có ý định tự sát", cô nói. Nhận thấy sự bất thường ở con gái, bố mẹ đưa cô đến phòng khám chuyên khoa tâm thần, được bác sĩ xác định mắc chứng trầm cảm theo mù✨a, dùng thuốc và biện pháp tâm lý hỗ trợ.
Tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc cho biết từ đầu tháng 10 đến nay, nơi này tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị rối loạn lo âu, trầm cảm, khoảng 50% trong số đó được xác định trầm cảm theo mùa. Tức là bệnh nhân xuất hiện triệu chứng vào thời điểm cố định trong năm, có tính chu kỳ🙈.
Một trong số này là người phụ nữ 32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, làm nghề kế toán. Bốn năm nay, cứ mỗi khi mùa đông sắp về, chị viết đơn xin nghỉ việc vì cảm thấy bản thân không còn năng lượng, sau đó lại tìm kiếm công 🤡việc mới vào mùa xuân khi tâm trạng đã ổn định hơn. Bệnh nhân cho biết bản thân thường xuyên có cảm giác buồn chán, mất hứng thú với mọi ♕thứ, suy nghĩ tiêu cực.
Để giải tỏa, chị chìm đắm trong các cuộc nhậu, bỏ bê gia đình, luôn quát mắng chồng con và tìm đến chất kích thích để khuây khỏa. Nhiều lần ý định muốn tự sát xuất hiện, chị đến bệnh viện tâm thần, được các 🐼bác sĩ điều trị theo liệu trình thuố🅰c và hỗ trợ tư vấn tâm lý. Hiện, sau hai tuần dùng thuốc, tâm trạng của người phụ nữ dần ổn định, ăn ngủ tốt hơn.
Bác sĩ Thu cho biết thời gian ánh sáng mặt trời không nhiều như mùa thu, đông, thời tiết ảm đạm, lạnh lẽo, là nguy cơ khiến nhiều người bị 🍰mắc trầm cảm theo mùa hoặc tái phꦏát bệnh.
Biểu hiện gồm cảm giác trầm buồn suốt ngày, không còn năng lượng, mệt mỏi, ủ rũ, hoặc gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ, ăn uống, khó khăn trong tập trung công việc, mất hy vọng hoặc cảm thấy tội lỗi, không có giá trị, có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát. Tình trạng bệnh nghiêm trọng vào mùa thu - đông, 🉐nhưng lại hồi phục như một người bình thường vào mùa xuân - hè. Hiện chưa có thống kê về số người ở Việt Nam mắc chứng bệnh này.
Còn báo cáo năm 2021 từ Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia Mỹ cho thấy hàng triệu người nước này có thể mắc chứng trầm cảm theo mùa꧋ (còn gọi SAD), mặc dù có thể nhiều người không biết bản thân gặp phải tình trạng này. SAD xảy ra nhꦚiều hơn ở phụ nữ so với nam giới.
Những người mắc chứng SAD cho biết họ ngủ nhiều hơn 2,5 giờ vào mùa đông so với mùa hè. SAD ảnh hưởng đến năng suất làm việc hoặc học tập, mối quan hệ giữa🍎 các cá nhân và gây ra sự mất hứng thú trong hầu hết hoạt động. Bên cạnh SAD, một dạng rối loạ🐟n theo mùa khác nhẹ hơn như cảm giác buồn vào mùa đông, giảm năng lượng, tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng sự nhiệt tình và năng suất nhưng ở mức độ thấp hơn.
Theo bác sĩ Thu, một vài yếu tố có vai trò thúc đẩy chứng trầm cảm phát triển, như việc giảm mức độ ánh sáng trong mùa thu đông có thể làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, sự thay đổi theo mùa có thể làm mất cân bằng mức độ melatonin - hormone có v🌱ai trò quan trọng trong điều hòa💖 giấc ngủ và cảm xúc.
Trầm cảm theo mùa nếu không được điều trị sẽ ảnh hưở꧑ng đến cuộc sống, thu rút các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng công việc, lạm dụng chất kích thích, lâu dài dẫn đến các chứng rối loạn tâm thầnꦬ, thậm chí tự sát.
Phác đồ thường dùng để điều trị bệnh này là sử dụng thuốc và liệu pháp ánh sáng. Nguồn ánh sáng mạnh gấp khoảng 20 lần ánh sáng trong phòng được chiếu vào mắt một cách gián tiếp với khoảng 🃏cách 0,7 m, trong thời gian từ 10 đến 15 phút một ngày, sau đó tăng thờ♌i gian lên đến 30 đến 45 phút tùy theo đáp ứng điều trị. Liệu pháp ánh sáng này cần phải được kéo dài cho đến khi đến mùa xuân, khi có ánh sáng tự nhiên quay trở lại.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin D hoặc phơi nắng khi có điều kiện. Mỗi người cần dành thời gian để đi ra ngoài hằng ngày, kể cả 🌄khi trời u ám, không có nắng. Nếu bên ngoài trời quá lạnh, bạn hãy kéo rèm và ngồi gần cửa sổ cho ánh nắng ch♚iếu vào.
Bên cạnh đó, theo phân tích của Tạp chí Tâm thần học và Khoa học Thần kinh, tập thể dục có tác dụng tương tự thuốc chống trầm cảm. Nó làm giảm rối l🅷oạn tinh thần bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các tế 🔥bào thần kinh mới trong não bộ. Việc duy trì tập luyện đều đặn, ăn uống lành mạnh, kết nối với người thân, gia đình, xã hội cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Thúy Quỳnh - Như Ngọc