🐟Mỗi năm, chúng ta đều có những lần cải cách giáo dục, thay đổi phương pháp học tập cho học sinh có cơ hội tiếp cận và đổi mới cách học. Thế nhưng, có những kiến thức mà ngay cả người lớn cũng phải thốt lên: "Học làm gì, ra đời có bao giờ dùng đến đâu".
🅠Nếu như Toán tiểu học dạy con trẻ những kiến thức cơ bản nhất, Toán cấp hai thiên hướng về học thuật hơn, thì Toán cấp 3 lại trở thành một môn học khá xa vời thực tế. Rất nhiều học sinh phải vật lộn vì logarit, lượng giác hay đạo hàm, nguyên hàm để có được điểm số khá trở lên. Không nói tới những em học sinh yêu và đam mê Toán học, những kiến thức ấy đã khiến nhiều học sinh vất vả và chật vật để giữ được danh hiệu Học sinh tiên tiến - thứ mà thậm chí còn là điểm trừ trong học bạ xét tuyển Đại học của các em.
✤Có bao nhiêu người trong số chúng ta thực sự sử dụng logarit, lượng giác, đạo hàm, nguyên hàm, vi phân, tích phân khi đi làm? Nhiều người lớn phải công nhận rằng, ngay cả phép tính căn thức - một trong những phép tính rất cơ bản của Toán cấp ba - cũng chẳng mấy khi được sử dụng. Hơn thế nữa, đối với những em học sinh có định hướng học các ngành Nghệ thuật hay Xã hội, những phép Toán ấy lại càng không giúp ích gì cho các em.
🎃Giảm tải là thế, nhưng đến khi cần, các em sẽ lại phải đi học thêm những kiến thức giảm tải, bởi thế thì mới làm được bài khó. Giảm tải vi phân nhưng học đến nguyên hàm lại không thể không sử dụng. Áp lực học lại chồng lên, kèm theo áp lực điểm số, áp lực về danh hiệu...
👍Hãy giảm tải thực sự nhưng kiến thức quá chuyên ngành, đưa chúng vào chương trình Đại học. Ở cấp hai, ba, hãy dạy cho các em nhiều hơn những kiến thức về đời sống, về giáo dục giới tính, các kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.