Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Na🅰m (VCCI) vừa báo cáo Thủ tướng về tác động của Covid-19 tới doanh nghiệp Việt Nam. Khảo sát này cho thấy, dịch bệnh đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy giảm của doanh nghiệp trong quý I. Hệ quả là gần 35.000 do🎀anh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường trong 3 tháng đầu năm nay. Đây là con số kỷ lục từ trước đến nay, theo đánh giá của VCCI.
"Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệꦡp rời thị trường lớn hơn số thành lập mới", báo cáo của VCCI nêu.
Theo kết q🅷uả khảo sát, gần 85% doanh nghiệp cho biết thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp; 60% thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh.꧟ Trong khi đó, 43% doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm và 82% cho rằng doanh thu của họ sẽ sụt giảm so với 2019.
Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, phức tạp, chỉ khoảng 30% doanh nghiಌệp duy trì đư𒐪ợc hoạt động không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm.
Trong khi đó, hơn 75% số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động và có tới gần 10% phải giảm tới một nửa quy mô lao động so với hiện nay. Chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động. Hệ lụy của xu hướng này sẽ là hàng tri🅰ệu lao động nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây.
"Chưa ai dự báo lúc nào dịch bệnh qua đi, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch b𓆏ệnh kết thúc. Khó khăn với doanh nghiệp còn chất chồng trước mắt", ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nói.
Chủ tịch VCCI ki♎ến nghị Chính phủ bổ sung và công bố ngay danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo ông Lộc, các địa phươngಞ đang có cách hiểu khác nhau, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nhiều địa phương đưa ra quy định không cho phép lưu thông hàng hóa, nguyên liệu, đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, đình chỉ việc thi công của công trường xây dựng.
"Cần cho thực hiện ngay việc tạm hoãn nộp các khoản thuế giá trị gia tăng VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn. Ngoài việc thực hiện giãn, hoãn tiến độ nộp các khoản thuế, bảo 𒆙hiểm xã hội, phí, lệ phí, đề nghị có các chính sách miễn, giảm các khoản phải nộp này thuộc chức năng của Chính phủ", ông Lộc đề nghị.
Ông Lộc cho rằng, Chính phủ cần trìꦕnh Quốc hội ngay đầu kỳ họp giữa năm các biện pháp giảm thuế, phí và thu ngân sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đề nghị giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế đất cho các doanh nghi⛎ệp trong bối cảnh dịch bệnh.
Hiện nhiều doanh nghiệp kiến nghị giảm sâu thêm lãi suất xuống khoảng 4-5% đối với khoản vay VND và 2-3% với khoản vay USღD cho từng nhóm khách hàng có ảnh hưởng dịch bệnh khác nhau. Liên quan đến logistics, cơ quan này đề xuất giảm một nửa phí cảng biển, giãn thời gian thu phí để giảm chi phí BOT.
Ngoài ra, để giảm thiểu gánh nặng cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Chính phủ, Qღuốc hội không điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2021 và đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0,5%, giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống còn 1% trước mắt cho năm 20ܫ20.
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress tiến hành lấy ý kiến về các giải pháp đối phó của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát sẽ được chia✅ sẻ trở lại cho doanh nghiệp tham khảo, vận dụng; đồng thời tham mưu cho Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và chuyên gia để xây dựng các chính sách hiệu quả hơn trong và sau dịch bệnh.
Bạn vui lòng nếu đang có nhiều giải pháp, cách làm thiết thực.
Anh Minh