Với tôi, ngày Tết là ngày trở về nhà sau những chuyến đi, để hiểu rằng dù cho có đi bốn phương trời, xa xôi và phiêu lưu đến chừng nào đi nữa, thì vẫn chỉ muốn được về với mẹ, với cha, với gia đình yêu dấu vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Cùng lúc ấy, tôi cũng mới nhận ra rằng, dù từng suýt soa khi được thưởng thức bao nhiêu món ăn mới của các nền ẩm thực khác nhau, nhưng bình dị và ngon nhất, vẫn là bánh chưng, dưa hành của bà, của mẹ làm ngày 🧔Tết.
Tuổi trẻ của mỗi người phải chăng chính là một phép thử về bao nhiêu thứ tình cảm trong trái tim. Trong đó, quan trọng nhất của mỗi người đó là hiểu ra rằng dù có thể đi xa thật xa, yêu thật yêu những mảnh đất xa lạ đó nhưng vẫn nhớ đến𒈔 quay quắt vùng quê nghèo có mẹ có cha, có mái đình và lũy tre quen thuộc.
20 tuổi, chúng ta có quyền tự hào nhiều thứ. Điều tôi tự hào nhất, đó không phải là những kiến thức cao siêu nơi giảng đường đại học mà là những việc làm nhỏ thôi giúp gia đình, rồi được khen là “đã lớn hơn nhiều”. Đến giảng đường, tôi là cô gái dịu dàng tóc xõa ngang vai nhưng về với mẹ cha những ngày giáp Tết, tôi chẳng ngại ngần bán hàng cho mẹ ở chợ quê. Cũng là người bá🦩n, cũng mời chào, cũng nhiều lúc bị rối tung lên bởi những người mua hàng. Tôi khi ấy mới thổn thức hiểu rằng để làm ra được đồng tiền chân chính quả là không dễ dàng gì và cha mẹ đã vất vả chừng nào để nuôi tôi khôn lớn như bây giờ.
Có mấy ngày Tết mà tôi đã ngỡ rằng thở k♛hông nổi, vậy mà ở nhà bố mẹ quanh năm buôn bán. Lại nhớ những lầꦐn tôi vô tình quên đi những tiếng thở dài kêu đau đầu, đâu vai của mẹ… mấy khi có dịp trải nghiệm để hiểu được những vất vả như thế.
Về quê, để không bỏ lỡ những buổi chiều 29 Tết, cả nhà làm bánh chưng. Nào bà, nào bố, nào các cô, các bác đều sang làm hộ. Tôi cũng kê cái ghế con, hết ngồi lau lá rong cho khô ráo, sạch sẽ rồi lại mâm mê học gói bánh. Thì ra, để cho tấm bánh thờ đẹp đẽ, người làm bánh phải làm bằng cả tấ♕m lòng và sự tận tâm.
Đọng lại tuổi 20 của tôi là những chiều giáp Tết, có gió lành lạnh, mọi người quây quần ở hiên nhà, vừa truyện tr✨ò, vừa gói bánh. Mỗi người một việc, nhưng bầu không 🐎khí rất xuân, rất Tết đã len lỏi đến từng mái nhà. 20 tuổi, chưa một giây phút nào tôi thấy hết thèm Tết và mong ngóng Tết về cả.
Tôi từng nghĩ rằng Tết nhà nào cũng như nhau, bạn nào cũng có quần áo mới để diện, nhà nào cũng sẽ gói bánh chưng hay có đôi cành đào, chậu quất trưng ngày Tết như nhà mình. Nhưng rồi càng lớn,🌟 tôi càng hiểu rằng không phải đứa trẻ nào cũng có điều kiện có được một bộ quần áo mới dù là vào dịp Tết, không phải gia đình nào cũng sẽ gói bánh chưng vào chiều 29, và không phải ai cũng có được những ký ức, những kỷ niệm về Tết ngọt ngào để nhớ, để yêu.
Học nhiều hơn, va chạm với cuộc đời nhiều hơn để biết trân trọngꦕ những gì mình đang có, để biết rằ💛ng đó còn là giấc mơ của bao người khác nữa.
Vì cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình bao nhiêu chuyến đi và trở lại. Người ta có thể đi khắp bốn phương trờ🌸i, nhưng đó vẫn chỉ là quê người mà thôi. Quê hương là nơi gắn với gia đình, với mẹ, với cha, với những gì gợi lên niềm yêu dấu… Nơi ấy níu chân con người trở về, để hưởng cái không khí sum vầy đoàn tụ.
Bố mẹ đã cho tôi💜 một nơi thực sự là “mái ấm”: có yêu thương, chia sẻ và trân trọng….Sau này, tôi cũng sẽ có một mái ấm của riêng mình, tôi chỉ ước rằng tôi có thể mang lại cho những người con của tôi cảm giác mái nhà là bình yên nhất, nhiều yêu thương nhất như bố mẹ đang cho tôi bây giờ. Xuôi ngược đường đời, vẫn có gia đình là chỗ dựa, để hân hoan trở về sum họp những ngày cuối năm.
Nguyễn Ngân
Cuộc thi “Thời khắc yêu thương” do Công ty TNHH Sapporo Việt Nam phối hợp với VnExpress thực hiện. Đây là nơi để bạn chia sẻ những kế hoạch, dự định ý nghĩa đến người mà bạn mong muốn gửi lời tri ân, yêu thương và cùng họ trải qua những thời khắc cuối cùng của năm. Chương trình kéo dài từ ngày 26/11 đến ngày 23/12 trên trang Đời sống, báo VnExpress. Độc giả gửi bài tham dự tại đây. |