Sổ mũi là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ ngạt mũi, ho, nôn trớ. Nếu chăm sóc không tốt mũi, trẻ có thể bị biến chứng như viêm amidal, viêm tai giữa, viêm phổi. Vì vậy, vệ sinh mũi cho trẻ rất quan trọng. N♍ước muối biển đẳng trương (nước muối sinh lý) là dung dịch để vệ sinh mũi, có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi trong trường hợp không khí khô và ô nhiễm, làm long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm. Sử dụng nước muối để vệ sinh mũi rất an toàn, kh♛ông có tác dụng phụ.
Nên vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho, viêm tai giữa…, k🌺hi bé đi ngoài đường về, nhất là đi bằng xe gắn máy.
Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho ăn 30 phút để tránh nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn trớ thì sau đó nên vệ sinh ngay, vì thức ăn kèm dịch vị dạ dày sẽ bám trên🌟 mũi, là nguyên nhân gây viêm dai dẳng ở trẻ em.
Vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ gồm các bước như sau:
Bước 1: Đặt ꦺtrẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.
Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liê꧑n tục vào vòi xịt thì bình xịt đó xịt được liên tục.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu t𒉰rẻ n♊ghiêng về bên còn lại.
- Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 ꦑlỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho tꦡrẻ ăn.
- Vệ sinh mũi cho trẻ lớn hoặc người lớn cũng gồm 3 bước như trên. Nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.
Bạn có thể thay thế bình xịt bằng cách dùng lọ nước muối sinh lý🤡 0,9% và 1 xylanh 10ও ml. Bạn dùng bơm tiêm 10 ml bơm nước muối vào mũi theo các bước như trên sau đó xì sạch mũi ra.
Sau khi mũi trẻ đã sạch, mũi sẽ thông thoáng, trẻ mới tự thở bằng mũi đư♕ợc. Trẻ không bị vướng đờm, nên sẽ không ho và không bị trớ. Trong mùa đông, bạn đặc biệt nên giữ ấm m✨ũi cho trẻ, nên dùng khẩu trang và cho bé ăn mặc đủ ấm mỗi khi ra đường.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thường
Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội