Intelsat 33e, vệ tinh liên lạc lớn của B🌠oeing, tan vỡ một cách bí ẩn trên quỹ đạo Trái Đất, khiến ít nhất 20 mảnh rác vũ trụ phân tán rải rác và ảnh hưởng tới người dùng trên toàn cầu. Vệ tinh Intelsat 33e cung cấp liên lạc băng thông rộng cho châu Âu, châu Phi và châu Á từ quỹ đạo địa tĩnh phía trên Ấn Độ Dương, ngừng hoạt động hôm 19/10 do sự cố "bất thường" trước khi được xác nhận mất tích hoàn toàn hôm 21/10, theo Intelsat, nhà ✃cung cấp dịch vụ vệ tinh vận hành thiết bị.
Quan sát sau đó của Lực lượng không gian Mỹ xác nhận vệ tinh đã vỡ thành ít nhất 20 mảnh, nhưng không có mối đe dọa thức thời nào từ số mảnh vỡ này. Nhà chức trách vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân khiến vệ tinh tan vỡ đột ngột. "Chúng tôi đang pꦉhối hợp với nhà sản xuất vệ tinh, Boeing và cơ quan chính phủ để phân tíchജ dữ liệu và quan sát", Intelsat cho biết.
Vệ tinh Intelsat 33e nặng 6.600 kg và lớn ngang một chiếc xe limo, được thiết kế và sản xuất bởi Boeing, phóng lên quỹ đạo năm 2016. Đây là vệ tinh thứ hai bay vào không gian như một phần thuộc nền tảng EpicN🃏G thế hệ mới của Boeing. Vệ tinh đầu tiên là IS-29e cũng bị hỏng sau vài năm trong vũ trụ, với tình trạng rò rỉ nhiên liệu do va chạm vi thiên thạch hoặc bão m🐲ặt trời gây ra. Những trục trặc này giảm đáng kể tuổi thọ dự kiến của vệ tinh dù ước tính trước đó là 15 năm.
Sự tan vỡ của vệ tinh Intelsat 33e là một tổn thất khác đối với Boeing, công ty đang phải đối mặt nhiều vấn đề bao gồm hậu quả từ nhiệm📖 vụ Starliner khiến hai phi hành gia NASA mắc kẹt trong không gian và tai nạn của máy bay 737 Max.
Sự việc cũng khiến vấn đề rác vũ trụ trên quỹ đạo Trái Đất trầm trọng hơn. Các cơ ಞquan💎 vũ trụ trên khắp thế giới tìm cách theo dõi hơn 30.000 mảnh rác vũ trụ lớn nhất, nhưng nhiều mảnh quá nhỏ để quan sát. Giới khoa học đề xuất nhiều giải pháp dọn rác như thu gom bằng lưới, robot lắp móng chụp và dùng tàu vũ trụ tóm mảnh rác lớn.
An Khang (Theo Live Science)