Ngân hàng Trung ương Venezuela hôm 28/5 lần đầu tiên công bố số liệu về kinh tế trong ba năm qua, cho thấy lạm phát của nước này năm ngoái ở mức 130.060%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tꦯrước đó ước tính lạm phát năm 2018 của Venezuela là 1.370.000% và sẽ chạm mốc 10 triệu phần trăm trong năm 2019.
Tỷ lệ lạm phát năm 2018 theo công bố của Ngân hàng Trung ương Venezuela giảm đáng kể so với năm 👍2016 (274,4%) và 2017 (862,6%). Nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ, vốn chiếm 96% doanh thu quốc gia, giảm mạnh xuống còn 29,8 tỷ USD trong năm 2018 do giá dầu giảm và tác động của♛ khủng hoảng kinh tế, chính trị trong nước. Xuất khẩu dầu Venezuela đạt 85,6 tỷ USD năm 2013 và 71,7 tỷ USD năm 2014.
Giá dầu tăng trở lại vào nă▨m 2016, song năng suất sản xuất giảm khiến Venezuela không thể khôi phục mức doanh thu trước đó. Sản xuất dầu của Venezuela chỉ đạt 1,03 triệu thùng/ngày vào tháng trước, giảm mạnh so với 3ﷺ,2 triệu thùng/ngày cách đây khoảng một thập kỷ.
Ngân hàng Trung ương Venezuela ngừng công bố s💛ố liệu về kinh tế trong ba năm qua mà khô♒ng đưa ra lý do.
Venezuela đang chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế và chính trị, đặc biệt sau khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido tự xưng là "tổng thống lâm thời" hồi tháng một và nhiều lần yêu cầu Tổng ꧃thống Nicolas Maduro từ chức. Mỹ và nhiều nưꦡớc châu Âu công nhận Guaido là lãnh đạo hợp pháp của Venezuela, nhưng Maduro vẫn giữ quyền kiểm soát chính phủ, được quân đội và các đồng minh Nga, Cuba và Trung Quốc ủng hộ.
Mỹ cùng một số nước gần đây tăng cường lệnh trừng phạt Venezuela, đặc biệt là 🦩trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ, nhằm gây sức ép lên chính quyền Maduro. Báo cáo của Liên Hợp Quốc 📖cho biết các biện pháp cấm vận này khiến cuộc sống vốn thiếu thốn của người dân Venezuela trở nên tồi tệ hơn.
Huyền Lê (Theo AFP)