Một quả đạn pháo rơi ngay trước cửa hầm. Chị Bích, con gái thứ hai của bà Choòng bị một mảnh đạn đâm thẳn🌄g qua tim.
Ông Sơn, người cùng bản, mang chị Bích đi chôn. Người lính ấy về từ chiến trường miền Nam, cả làng giết trâu ăn mừng, không được bao lâu, thì đã lại lên biên giới cắm chông chờ một cuộc chiến khác - chiến tranh ♋biên giới 1979. Rồi không được bao lâu nữa, lại là cuộc tấn công năm 1984, lại cầm súng, lại cầm xẻng đi chôn ngư𓄧ời chết.
Vị Xuyên những ngày tháng sau đó thành biển lửa trước đạn pháo từ bên kia biên giới bắn sang. Người nhà kể, từ ấy, cứ mỗi lần trời có mưa gió sấm chớp, bà Choòng lại khóc. Vì người Tày có tục dựng một cái lều ngay trên mộ người khuất, để c🌄he mưa che gió. Bà đi sơ tán vội, không kịp dựng cái lều cho con. Bà thương con không có cái mái cọ che đầu.
Nh🦩ững câu chuyện như thế ở dải đất hình chữ S này nhiều vô kể. Và cũng rất nhiều người như bà Choòng, hay ông Sơn, sau hơn 30 năm, mới có một người đến, để hỏi về cái buổi chiều ấy. Bà đã già lắm nhưng vẫn nhớ từng chi tiết. Con mình không nhớ sao được, bà nói. Bà dắt tôi đến miệng hầm dưới gốc tre. Bà chỉ chỗ quả đạn pháo rơi xuống. Rồi đứng lặng im.
Ông Sơn cũng vẫn nhớ ngày chôn cô bé cùng làng. Người lính già đã đi qua mấy cuộc chဣiến tranh, nhưng không kể chuyện chiến tích bi hùng. Ông chỉ nhắc tôi, qua nhà ấy mà hỏi thăm, có bà Choòng, có đứa con bị chết. Hơn 30 năm, họ không quên được những gì đã xảy 𝔉ra.
Không khí ở cái bản người Tày ấy làm tôi nhớ đến tiến sĩ Ku Su Jeong. Bà là người đã khởi xướng phong trào “Xin lỗi Việt Nam” - một phong trào gây tranh cãi ở Hàn Quốc. Bà muốn xin lỗi những nạn nhân của các cuộc thảm sát mà lính Hàn Quốc đã gây ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tòa soạn báo nơi bà công bố các bài viết từng bị đốt phá. Tiến sĩ Ku Su Jeong bị công kích, vì nhiều người cho rằng nên “khép lại quá khứ”. Dư luận Hàn Quốc cũng phân hóa♐ vì phong trào này. Nhưng bà cho rằng, “con người không thể khép lại quá khứ hay lịch sử được”.
Bà Ku Su Jeong bây giờ thỉnh thoảng lại dắt các đoàn khách Hàn Quốc sang, cúi đầu xin lỗi người dân của những nơi mà quân đội nước bà đã gây ra thảm sát. Bà kể một câu chuyện rất 🤡hay: Lần đầu tiên bà tới 🌸Phú Yên, kèm lời xin lỗi và hỏi han, bà tặng các nhân chứng một ít trà sâm loại rẻ tiền. Lần thứ hai, vì áy náy, bà mua trà sâm đắt tiền, nhưng các nhân chứng lại chê trà lần này uống không tốt cho sức khỏe bằng lần trước. Tiến sĩ Ku nhận ra rằng, trà sâm rẻ tiền lại “tốt” hơn, chỉ bởi vì đó là lần đầu tꦺiên. Sau mấy chục năm, lần đầu tiên họ được gặp một người Hàn Quốc, lần đầu tiên họ nói hết nỗi lòng, giải tỏa những uất hận dồn nén.
Lịch sử có thể khép lại hay kh🌠ông, đôi khi chỉ cần một lời thăm hỏi, hay xin l💝ỗi thẳng thắn.
Lịch sử có thể khép lại hay không, phải xem còn bao n💯hiêu người không thể nó⭕i dù chỉ một lần về nỗi đau của mình, chứ không phải là bao nhiêu năm đã trôi qua.
Sẽ có rất nhiều người tin rằng việc bà Ku Su Jeong làm là bới móc nỗi đau quá khứ,🅠 không để cho nó được trôi đi. Nhưng tôi tin rằng bà Choòng sẽ kh꧒ông cho rằng một lời xin lỗi là vô nghĩa.
Bà Ku Su Jeong nói rằng bà sẽ xin lỗi hàng trăm, hàng nghìn lần, cho đến khi nào người dân Việt Nam bảo đủ rồi, 💫những vết thương đã lành, thì lịch sử khi đó mới tự khép lại.
Không phải ai cũng nghĩ như tiến sĩ Ku. Vẫn còn những khoảng lịch sử không được nhìn nhận theo cách ấy. Và có những lời xin lỗi chưa bao giờ được đưa ra, cho dù cuộc giết chóc ấy có vô lý đến cực cùng. Nếu bạn đi từ thành phố Hà Gianꦕg lên cửa khẩu💙 Thanh Thủy, qua kilomet 11, gần ủy ban xã Phương Tiến, bạn sẽ nhìn thấy bên trái đường, một người phụ nữ già ngồi trước bậc thềm căn nhà nhỏ. Đấy là bà Nguyễn Thị Choòng. Nhiều người già trong vùng đã quên mất cái ngày mà cơn mưa đạn pháo bắt đầu rót từ bên kia biên giới. Nhưng bà thì vẫn nhớ. Đấy là ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch. Ngày giỗ của con bà.
Nơi ấy cũng đã nằm xuống rất nhiều người con của nhiều bà mẹ khác. Và vết thương lịch sử có tự khép lại được không? Tôi không dám hỏi họ câu ꧟ấy. Từng người, từng người, vẫn còn nhớ ngày, nhớ giờ nhà mình cháy, con mình chết.
Đức Hoàng