Theo đó, HAGL sẽ trở thành LPBank HAGL, còn Viettel mang tên Thể Công – Viette🐼l.
Thể Công là viết tắt của cụm từ "Thể dục thể thao công tác đội", được thành lập ngày 23/9/1954. Khi đó có 23 t🎶hành viên là cán bộ chiến sĩ của Trường Sĩ quan Lục quân, chia làm ba đội gồm bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền.
Đội bóng đá nhanh chóng phát triển và ghi tên tuổi vào lịch sử thể thao nước nhà. Từ năm 1955 đến 1979, Thể Công được coi như CLB ✱thành công nhất của bóng đá quốc gia với 13 lần vô địch giải bó♍ng đá miền Bắc, bên cạnh những chiến tích vang dội trên trường quốc tế như chiến thắng trước đội Bát Nhất (đội bóng mạnh nhất Trung Quốc lúc đó) rồi đội tuyển Cuba...
Sau khi đất nước thống nhất và có giải Vô địch quốc gia (tiền thân của V-League), Thể Công vẫn là đội bóng mạnh, với 5 lần đăng quang. Nhiều cầu thủ áo lính trở thành nòng cốt của đội tuyển quốc gia, góp phần tạo nên những lứa thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam như Cao Cường, Thế Anh, Phan Văn Mỵ, Trọng Giáp, Vương Tiến Dũng... đến Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Như Thuần, Trương Việt Hoàng, Đặng Phương Nam... Cho đến lúc đó, Thể Công vẫn là đội bóng có thời gian trụ hạng lâu nhất và có đội ngũ cổ động viên đông đảo nhất Việt Nam.
Đúng vào thời điểm kỷ niệm tròn 50 nă꧙m thành lập - năm 2004 - câu lạc bộ phải xuống hạng Nhất do chỉ cán đích thứ 11 trên 12 đội ở giải Vô địch quốc gia. Từ mùa giải năm sau, câu lạc bộ đổi tên thành Thể Công Viettel và chịu sự quản lý một phần của Tổng Công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội. Tháng 9/2007, đội bóng giành quyền lên V-League và trở lại tên gọi cũ - Thể Công. Tuy nhiên, ngày 22/9/2009 (trước lễ kỷ niệm 55 năm thành lập), Bộ Quốc phòng quyết định xóa tên Thể Công. Hai tháng sau, câu lạc bộ được chuyển giao cho Tổng công ty viễn thông Viettel. Chỉ được một thời gian ngắn, ông lớn của ngành viễn thông đã để lại đội một cho Thanh Hóa, chỉ giữ lại đội hai thi đấu ở giải hạng Nhất năm 2010 dưới tên gọi Trung tâ๊m bóng đá Viettel. Kết thúc mùa giải đó, đội hai cũng được chuyển nốt cho Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T.
Viettel bắt đầu hồi phục khi vô địch giải hạng Nhì năm 2015 r𒉰ồi hạng Nhất năm 2018. Hai năm sau khi trở lại giải đấu cao༺ nhất, họ vô địch V-League 2020. Trung tâm hiện nay cũng được đánh giá là một trong những lò đào tạo hiện đại, bài bản hàng đầu của bóng đá Việt Nam, sản sinh ra các tên tuổi như Nguyễn Hoàng Đức, Nhâm Mạnh Dũng, Phan Tuấn Tài, Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Đức Chiến, Nguyễn Thanh Bình... Năm 2023, trung tâm đã đóng góp 31% nhân sự các cấp cho đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Trước đó, CLB HAGL đã đổi tên thành LPBank HAGL, lầ𒆙n đầu tiên saꦡu 22 năm. Lý do được bầu Đức nêu ra là mong muốn đội bóng được tồn tại bền vững nên cần thêm những nhà tài trợ tâm huyết để duy trì học viện HAGL cũng như đội một. Sau khi có nhà tài trợ mới, bầu Đức đặt mục tiêu vô địch V-League 2024-2025.
Đức Đồng