679,4 tỷ đồng là số tiền lớn nhất lịch sử mà một khoá VFF thu được từ tài trợ, quảng cáo và bản quyền truyền hình. Ở khoá 7, tổng th🐼u là 339,961 tỷ đồng.
VFF hiện có hợp đồng với 13 đối tác tài trợ cho các đội tuyển quốc gia. Đặc biệt, bản quyền truyền hình VFF thu về cũng có bước nhảy vọt, từ chỗ phải trả tiền để truyền hình phát, tới việc thu về 50 triệu đồng mỗi trận và giờ là gần chục tỷ đồng. "Giai đoạn qua kinh tế gặp khó khăn do Covid-19. Nhưng tiền tài trợ VFF kiếm được cho bóng đá Việt Nam vẫn tăng, đó là điều đáng mừng", ông Thành chia sẻ.
Có nguồn thu, VFF đã đầu tư cho các đội tuyển, gia hạn hợp đồng với HLV Park Hang-seo, HLV Mai Đức Chung, đưa U23 Việt Nam tậ🐲p huấn tại UAE hay tổ chức các trận giao hữu với Jordan, Ấn Độ hay Singapore cho đội tuyển... Kết quả, bóng đá Việt Nam có giai đoạn thành công nhất lịch sử khi giành chức vô địch AFF Cup 2018, hai lần đoạt HC vàng SEA Games năm 2019 và 2022, lọt vào vòng loại cuối World Cup...
"Futsal và bóng đá nữ đã có vé dự World Cup, chúng ta phải cố duy trì. Cùng với đó là thực hiện ước mơ để đội tuyển nam cũng được dự World Cuღp", ông Lê Văn Thành nói thêm. "Kế hoạch này không thể thực hiện ngay trong một sớm, một chiều. VFF cần đầu tư cho các đội tuyển, nhất là cho bóng đá trẻ. Chúng ta♔ phải vào nhóm đầu châu Á sau đó mới tiến tới World Cup. Muốn thực hiện điều này phải có tiền".
Tại Đại hội VFF khoá 8 cuối năm 2018, ông Cấn Văn Nghĩa đꦏược bầu làm phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính. Tuy nhiên, chỉ sáu tháng sau ông xin từ chức do liên quan tới những bê bối về thuế khi còn làm việc tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Ông Thàn♏h sau đó được bầu thay thế. Tại Đại hội VFF khoá 9, ông Thành tiếp tục ứng cử chức phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính, cạnh tranh với ông Nguyễn Trung Kiên - Tổng giám đốc Next Media.
Ông Thành là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Côngꦏ ty Cổ phần thể thao Động Lực. Ông từng làm Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền, Trưởng ban vận động tài trợ Ủy ban Olympic, Ủy viên Ban chấp hành VFF, Trưởng ban Tài chính và vận động tài trợ VFF khoá 8, trước khi trú✨ng cử làm Phó Chủ tịch phụ trách tài chính VFF.
Đại hội khoá 9 nhiệm kỳ 2022-2026 sẽ diễn ra vào ngày 6/11 tại Hà Nội. Bên cạnh ghế tài chính, vị trí Phó chủ tịch truyền thông – đối ngoại có bốn ứng viên, trong đó có ông Cao Văn Chóng đương nhiệm tiếp tục được đề cử. Ba cái tên còn lại là Nguyễn Quốc Hội (Chủ tịch HĐQT Công t🦋y cổ phần thể thao T&T), Nguyễn Xuân Vũ (Chủ tịch CLB Phù Đổng) và Nguyễn Thị Hoàng Phương (Phó tổng giám đốc Tổng công ty😼 truyền hình cáp Việt Nam).
Vị trí Chủ tịch VFF chỉ có ông Trần Quốc Tuấn ứng cử. Vị trí Phó chủ tịch chuyên môn chỉ còn là cuộc đua giữa ông Dương Nghiệp Khôi – Trợ lý quyền chủ tịch VFF khoá 8 và ông Trần ꦰAnh Tú, sau khi ông Vũ Tiến Thànhꦅ, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Viễn xin rút.
Nhật Minh