Theo dõi các bài viết về chủ đề rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, tôi nhận ra ngày nay có nhiều người nghĩ đến chuyện từ bỏ lương hưu. Thay vì tìm thêm việc để làm và gia tăng thu nhập, không ít người chỉ chăm chăm tính đến số tiền rút BHXH một lần. Lý do họ đưa ra thì "trên trời, dưới biển" có vô vàn. Đói quá, không tiền, không việc làm, nên phải rút. Nghỉ ở nhà, làm việc khác, đầu tư này kia, nên phải rút. Nhà có tiền có điều kiện, có phòng cho thuê, cũng rút... Nói chung, nếu thực sự muốn thì người ta sẽ tìm cách, còn nếu đã không muốn thì người ta sẽ tìm lý do, và khi đó kiểu gì cũng đưa bạn đến đáp án là rút một lần.
>> Tôi phải rút BHXH vì mất việc năm 47 tuổi
Hồi đầu năm, tôi c🌳ó thuê một chú hơn 60 tuổi về làm việc. Người nhà chú kể rằng, trước kia, chú hoành tráng lắm. Sinh ra trong gia đình khá giả, lúc trẻ làm ăn bên ngoài rất nhiều tiền, nhà cửa, đất đai không thiếu, các món ăn chơi thời đó có gì là chú có cái đó, mà phải là thứ đỉnh nhất. Ấy vậy mà đến giờ chú phải đi làm lao động chân tay, ráo mồ hôi là hết tiền. Thế nên, cuộc đời nào ai dám nói trước điều gì?
Bác tôi năm nay gần 90 tuổi, đã lấy lương hưu được hơn 20 năm. Lúc đầu, bác chỉ nhận được đâu có vài trăm nghìn đồng, còn không đủ tiền cho ba đứa con đi học. Nhưng bây giờ, tiền lương hưu hàng tháng của bác đã được được gần 10 triệu đồng. Nếu các bạn thắc mắc về công thức tính lương hưu, có thể dễ dàng tra cứu trên mạng. Nhưng tiếc là nhiều người không hiểu điều đó, họ lười tìm hiểu, không muốn bỏ ra 5-10 phút t🐓ìm kiếm, nhưng lại rất giỏi cãi và chỉ trích.
>> Rút BHXH một lần là 'đem tuổi già ra tiêu xài '
Tôi thấy có nhiều người lấy lý do 40 tuổi chẳng nơi nào chịu nhận vào làm việc để biện minh cho lý do rút BHXH một lần. Kể cả bạn có bị thải loại vào tuổi đó, thì cũng không khó khăn đến mức không thể kiếm một công việc tay chân nào đó để làm ra tiền. Quan trọng là bạn có dám chấp nhận thay đổi để thích nghi hay không mà thôi? Nhiều người ở tuổi đó, năng suất lao động kém đi nhiều, công ty trả lương bằng 20% thời trẻ thì lại gào lên, kêu ca lương thấp, rồi tự ái bỏ việc và rút BHXH một lần về tiêu xài.
Có người khác lại nói rút tiền về một cục để đem đi đầu tư sinh lời. Nhưng liệu bạn có dám đầu tư không? Và có chắc bản thân đầu tư thì tỷ lệ thành công sẽ cao không? Tôi là một người từ tay trắng làm ra tài sản, nên tôi nhìn rất rõ những rủi ro trong lĩnh vực đầu tư mà rất nhiều bạn đang rnêu ra. Nếu ai cũng đầu tư và thành công dễ dàng như vậy thì có lẽ đã không có cảnh những cụ già vật vã mưu sinh trên đường phố. Đa số những người rút BHXH một lần toàn vì các lý do trước mắt, ít ai nghĩ sau này về già mình cũng sẽ phải chật vật kiếm ăn từng bữa.
Nếu các bạn từng thấy một bà lão hơn 70 tuổi vẫn phải bán từng tô bún để kiếm vài đồng bạc tiền ăn mỗi tháng, tôi tin các bạn sẽ không đánh cược tuổi già của mình bằng BHXH một lần. Có lần, tôi m𓆉ua vé số của một bác cũng tầm tuổi "thất thập cổ lai hy". Bác năn nỉ tôi mua nốt tờ vé cuối cùng. Thấy thương nên tôi mua luôn, dù lúc đó còn nghèo. Nhưng khi tôi nhìn theo bác qua đến quán bên cạnh, bác lại rút ra một tờ vé số nữa, lại mời một bạn trẻ khác mua giúp với kịch bản tương tự.
ꦛThực ra, nếu bác chìa ra cả xấp vé số, có thể tôi sẽ không mua. Bác biết điều đó nên dùng chiêu này để bán được hàng. Tôi không hề ghét hay khó chịu gì với điều đó, chỉ thấy xót xa cho bác. Đến tuổi đó rồi, đáng lẽ người ta phải được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, thay vì phải đi mỏi chân, mỏi gối, dùng cả chiêu trò để kiếm vài đồng bạc.
>> Mơ mộng làm giàu từ rút BHXH một lần
Có người rất lý thuyết, còn làm hẳn một bài toán so sánh lời lãi giữa lương hưu với rút BHXH một lần và gửi tiết kiện, mỗi năm lãi 7%. Tôi nghe mà thấy chán với kiểu tư duy này. Nếu các bạn muốn đánh cượcও, cứ v💦iệc rút BHXH một lần để rồi nếm trải tuổi già phải tủi nhục là như thế nào? Còn riêng tôi thì không.
Nói chung, nếu ai cũng có khả năng tự lo cho bản thân khi về già; nếu ai cũng có tinh thần thép, tuân thủ được nguyên tắc gửi tiền tính lãi, không rút ra trong suốt mấy chục năm; nếu ai cũng có khả năng đầu tư sinh lời, có tài sản dưỡng già... thì xã hội đã không cần đến lương hưu. Cũng sẽ chẳng có cảnh n🍌gười già đi xin ăn, bán vé số, họ chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống, thư ❀thái, vì cả đời đã tích góp đủ.
Nhưng tiếc là đời không như mơ, nên bắt buộc tuổi trẻ của chúng ta phải đóng góp để xã hội chăm lo cho mình lúc về già. Bạn có thể lấy ví dụ ông này, bà kia có tài sản, không cần xã hội lo. Điều đó đúng là có thật, nhưng chỉ là thiểu số. Còn phần đông những người khác đều rất cần đến chế độ hưu trí, nhiều người già nếu không có lương hưu là khốn đốn ngay. Khi đó, chính những người không có lương hưu, không có tài sản để dành mới rơi vào thảm cảnh.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.