Theo Phó giáo sư Đoàn Mai Phương, nguyên Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai, vi khuẩn ℱE.coli hiện nay đã kháng kháng sinh Carbapenem - loại kháng sinh được coi là vũ khí cuối cùng để điều trị. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn này đang tăng 30-40%, so với năm 2009. E💃.coli là vi khuẩn thường gặp, chủ yếu lây qua đường ăn uống (ngộ độc thực phẩm).
"Nếu không kiểm soát thì kháng kháng sinh sẽ lan truyền giữa vi khuẩn n♋ày với vi khuẩn khác, tình trạng đề kháng kháng sinh Carbapenem tăng nhanh chóng", bà Phương nói.
E.coli là một trong nhiều loại vi khuẩn gram âm đường ruột kháng kháng sinh tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những nhóm 🦄siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh ở mức báo động hiện nay trên thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nh🅷iều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ một vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Tình trạng kháng kháng sinh bắt nguồn từ thói quen mua thuốc không cần đơn của người dân. Thậm chí các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh không hợp lý. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra trong cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% kháng sinh tại t🌺hành thị được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 91%.
Theo phó giáo sư Phương, muốn biết vi khuẩn có bị kháng kháng sinh hay do sử dụng liều kháng sinh không đúng, cần phải làm kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm. Riên⛄g Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng bảng kiểm AMR Scorecard để xét nghiệm nuôi cấy và kháng sinh đồ bệnh phẩm máu, nước tiểu và phân. Tiến sĩ Phạm Hồng Nhung, Phó trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bảng kiểm AMR là công cụ hữu dụng và đơn giản, đánh giá tốt hơn chất lượng kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm. Ngoài Bệnh viện ไBạc﷽h Mai, còn có Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ứng dụng bảng kiểm chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh. |