Vụ việc người phụ nữ 47 tuổi tại Sơn La đi xe đạp có nồng độ cồn 0,073 mg/lít khí thở bị xử phạt 80.000 đồng, tạm giữ xe 7 ngày, ngày 29/3 đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Không ít người đặt ra câu hỏi: "Đi xe đạp, nồng độ cồn cực kỳ thấp mà bị xử phạt vậy liệu có thỏa đáng?", hay "nồng độ cồn quá thấp, không đủ để say mà bị xử phạt thì có quá cứng nhắc không?".
Không đồng tình với những quan điểm này, độc giả Ngoc Tuan cho rằng: "Tôi chưa biết mức quy định xử phạt nồng độ cồn như vậy là thấp hay cao vì tùy vào từng người. Tuy nhiên, người phụ nữ đã có nồng độ cồn, nếu như đi đứng loạng choạng và không may đâm đầu vào xe khác đang chạy trên đường thì chẳng phải cũng gây nguy hiểm chính họ và cho người khá✅c sao? Nên xử phạt là chính xác".
Đồng quan điểm, bạn đọc Châu Kiệt Lưng nhận định: "Đã uống rượu thì 🥀đừng điều khiển bất cứ loại phương tiện nào, kể cả là xe đạp. Tôi có một trải nghiệm rất cay đắng khi bị một chú lớn tuổi say xỉn, đạp xe liệng từ vệ đường ra ngay đầu mũi xe tôi. Kết quả, chú ngã lăn ra đường, quay mấy vòng, khiến hồn vía tôi bay lên mây. Lúc đó, tôi nghĩ phen này toi rồi, may mắn ông chú không bị sao. Tôi định chở chú đi viện kiểm tra xem có bị gì không, nhưng khốn khổ là người nhà ùa ra đe dọa ngược lại tôi. Tôi đành đưa vội hai triệu đồng rồi bỏ chạy, không dám cho số điện thoại. Thế đấy, người say có thể không sao nhưng lại ảnh hưởng đến người khác".
Độc giả Duc Nguyen chia sẻ câu chuyện tương tự tại Đức: "Câu chuyện này khiến tôi nhớ lại sự việc ở Đức mấy chục năm trước. Khi ấy cảnh sát Đức cũng giữ bằng lái xe của một người say rượu đi xe đạp trên đường. Lý do là người đã say rồi thì không được phép tham gia giao thông, dù là xe đạp. Người bị phạt cho rằng mình biết đi uống rượu nên cố tình đ💫i xe đạp để tránh phạt, nhưng rốt cuộc vẫn bị xử lý và thu cả bằng lái ôtô".
Theo Nghị định 100/2019, người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng. Người vi phạm vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở bị phạt 200.000-300.000 đồng. Mức phạt tăng lên 400.000-600.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.
Ủng hộ việc xử phạt người có nồng độ cồn thay vì người say, bạn đọc Nguyễn Tiến nhấn mạnh: "Tôi không hiểu người vi phạm nồng độ cồn rồi thì đi xe máy, xe đạp khác gì nhau? Vì đã tham gia giao thông và vi phạm luật giao thông thì đều gây nguy hiểm hết. Đã uống rượu bia thì tốt nhất nên nằm trên giường, không ra khỏi nhà. Hơi thở có cồn có thể làm cho người đối diện ảnh🃏 hưởng ít n🥃hiều".
"Thực ra, đã uống rượu bia mà đi bộ xuống đường cũng có khả năng gây tai nạn. Một lần nọ, tôi ở Thẩm Quyến (Trùng Quốc), sau khi uống rượu ở nhà sếp, tôi đi bộ về ở tòa chung cư ở ngay bên kia đường. Thế nhưng, chớp mắt cái tôi thấy đang trong thang máy, chớp mắt cái nữa đã thấy ở dưới lòng đường bên này, chớp mắt thêm cái nữa lại thấy mình đang đứng bên kia đường, rồi n๊ằm trên giường lúc nào không hay.
Tức là tôi không thể đủ tỉnh táo để biết đã xuống đường, sang đường, và lên nhà như thế nào nữa. Mà quy định của Trung Quốc cấm sang đường kiểu đó, người đi bộ bắt buộc phải đi qua cầu vượt hoặc hầm đi bộ, nhưng lúc đó tôi say và băng ngang qua đường. Nếu như có xe nào chạy tốc độ cao đâm phải thì tôi còn phải đền người ta, và thậm chí vướng lao lý", độc giả Terran Rock nói thêm.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.