Ba nước Anh, Pháp và Đức, hay còn gọi là Nhóm E3, hôm 16/9 gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác nhữngꦡ yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong công hàm, ba nước n☂hấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn.
Nội dung công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo 𓆏Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm "quyền lịch sử" mà🐽 nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, "vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.
Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi b♒ò" của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 "rõ ràng đã xác nhận điểm này", công hàm viết thêm.
Động thái của 🍃Nhóm E3 đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hành vi gây hấn trên Biển Đông, giữa lúc các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bầu không khí địa chính trị thế giới cũng căng thẳng vì quan hệ Mỹ - Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Theo bình luận viên Richard Javad Heydarian của Asia Times, Anh và Pháp sẽ được hưởng lợi khi áp dụng lập trường cứng rắn hơn 🎐đối với những động thái đơn phương và sự hung 🌱hăng của Trung Quốc trong khu vực hàng hải chiến lược.
Hai nước này đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời là các cường quốc hạt nhꦬân sở hữu lực lượng hải quân có khả năng tác chiến xa bờ. Họ còn có các quyền sở hữu lãnh thổ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cùng những đối tác đầu tư và thương mại quan trọng.
Ngay cả Đức, quốc gia không có quyền sở hữu lãnh thổ nào trong khu vực, cũng không có lực lượng hải quân tác chiến xa bờ để thể hiện sức mạnh cường quốc trên những vùng biển xa xôi, hồi đầu tháng cũng thể hiện sự quan tâm đến các vùng biển ở châu Á thông qua bản hướng dẫn chính sách dài 40 tran🌠g.
Tài liệu này cho biết cùng𒅌 với những khát vọng khác, Đức hướng tới mục tiêu "đóng góp tích cực trong việc định hình trật tự quốc tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Bình luận viên Heydarian đánh giá đây là một tuyên bố mang ý nghĩa quan trọng.
Năm ngoái, Pháp cũng🎐 nêu mục tiêu tương tự khi công bố một kế hoạch chiến lược, trong đó cam kết "củng cố vị thế cường quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nỗ lực bảo vệ các lợi ích chủ quyền và sự an toàn của công dân, đồng thời tích cực đóng góp vào sựℱ ổn định quốc tế".
Dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron, Pháp dường như "để mắt" nhiều hơn đến Trung Quốc, với cách tiếp cận chủ động hơn. Trong chuyến công du Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 🙈hồi năm 2018, Macron kêu gọi các liên minh ☂chiến lược mới, bao gồm Pháp - Australia - Ấn Độ, bảo toàn tính tự do và cởi mở của khu vực.
Pháp cũng 💯đã tăng cường các cam kết chiến lược trên toàn khu vực, mở rộng quan hệ kinh tế và quốc phòng với những quốc gia cùng chí hướng như Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, hay các nước Đông Nam Á. Những hoạt động đáng chú ý bao gồm hợp đồng tàu ngầm trị giá 50 tỷ USD giữa tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp với Australia năm n𝄹goái, hay hợp đồng bán tiêm kích Rafale trị giá 9,4 tỷ USD cho Ấn Độ hồi năm 2016.
"Chúng tôi không ngây thơ. Nếu muốn được Trung Quốc tôn trọng v🔜à coi như đối tác bình đẳng, chúng tôi phải tự tổ chức", Macron phát biểu trong chuyến thăm một căn cứ hải quân Australia hồi tháng 5/2018. Khi tới Trung Quốc hồi đầu năm đó, Macron cũng cho biết những sáng kiến kinh tế của Bắc Kinh không nên "một chiềജu", mà cần đảm bảo lợi ích của các đối tác.
Bên cạnh đó, Pháp cũng củng cố sức mạnh hải quân, một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn do Mỹ dẫn đầu nhằm duy trì tự do hàng hải và hàng không tại các vùng biển quanh Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh đã kꦚhông mời đại diện của Paris đến dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc, sau khi tàu hộ vệ Vendemiaire của Pháp đi qua eo biển Đài Loan.
Về phía Anh, đồng minh chủ chốt của Mỹ, ngày càng có nhiều lời kêu gọi trong nước hối thúc London triển khai tàu quân sự và thăm dò thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông. Hồi tháng 7, tờ Times của Anh đưa tin các nhà hoạch định quân sự nước này đang ấp ủ kế hoạch đưa HMS Queen Elizabeth, tàu sân bay mới trị giá 3,9 tỷ USD và là chiến hạm lớn nhất lꦏịch sử hải quân A🍒nh, đến Biển Đông, nhằm phô diễn sức mạnh cũng như ủng hộ các đối tác quốc tế, bao gồm Mỹ.
Tàu HMS Queen Elizabeth tuần này tiến hành các cuộc diễn tập sơ bộ để chuẩn bị cho những đợt triển khai xa hơn vào năm sau. Lịch trình tiếp theo của quân đội Anh bao gồm cuộc diễn tập chung với Mỹ, có sự tham gia của các tiêm kích F-35 Lightning mới 𝐆mua.
Dựa vào tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và eo biển Đài Loan, nghị sĩ Anh Andrew Bowie gần đây kêu gọi chính phủ Thủ tướng Boris Johnson "mở to mắt trước những mối đe dọa rõ ràng" từ Trung Quốc, đồng thời phản ứng bằng cách ൲triển khai tàu sân bay đến phía Tây Thái Bình Dương.
"Quy mô hạm đội Trung Q🗹uốc và tốc độ phát triển của họ nên được coi là lời cảnh báo rõ ràng về tham vọng trở thành siêu cường hàng hải của Bắc Kinh. Hồi tháng 7, cả Mỹ và Australia đều một lần nữa phản bác yêu sách về lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông. Đã đến lúc một nước Anh thực sự toàn cầu bước lên và đối mặt với sự xâm phạm phi pháp một cách👍 hung hăng", Bowie nói.
Ngay từ năm 2017, Johnson, khi đó còn giữ chức Ngoại trưởng Anh, cho biết London có kh🎃ả năng sẽ triển khai tàu sân bay lớn nhất của họ đến Biển Đông vào năm 2021. Tuy nhiên, London dường như vẫn trong giai đoạn hoàn thiện kế hoạch, bởi phải tính đến khả năng đáp trả của Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 7, đại sứ Trung 🍎Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh cho biết việc triển khai tàu HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông là động thái "rất nguy hiểm". Ông cáo buộc chính quyền Johnson "đang đầu độc nghiêm trọng bầu không khí trong quan hệ Trung Quốc - Anh", đồng thời cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Anh quyết định "cấu kết với Mỹ" trên Biển Đông.
"Sau Brexit, tôi nghĩ Anh vẫn muốn đóng vai trò quan trọng trên thế giới, nhưng đó không phải cách để thể hiện vị thế. Một số chính trị gia Anh bám vào tâm lý Chiến tranh Lạnh và làm dấy lên cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc, coi Trung Quốc l🌜à đất nước thù địch, cảnh báo tách biệt hoàn toàn với Trung Quốc, thậm chí kêu gọi một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống lại Trung Quốc", ông Lưu nói.
Tuy nhiên, bất chấp phản ứng từ phía Bắc Kinh, London vẫn thể hiện lập trường cứng rắn. Hôm 13/7, nước này ra lệnh cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia phát triển mạng 5G. Họ cũng vạch ra lộ trình dễ dàng hơn để khoảng ba triệu cư dân Hong Kong nhập tịch Anh, sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh mới tại đặc khu hồi cuối tháng 6.
Ánh Ngọc (Theo Asia Times)