Bệnh nhân là nhân viên giao pizza tại Hà Nội, đã hai lần xét nghiệm RT-PCR âm tính. Tuy nhiên ngày 7/8, các triệu chứng tăng lên, xét nghiệm lại cওho thấy dương tính.🙈
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng Khoa Hꦯóa sinh, Đại học Y Hà Nội, chuyên gia về xét nghiệm, cho biết kỹ thuật RT-PCR giúp phát hiện nCoV thông qua vật liệu di truyền (acid nucleic-ARN) của virus. Mẫu xét nghiệm thường được lấy ở hầu họng.
Tuy nhiên, khô♐ng phải lúc nào cũng phát🐟 hiện được RNA bằng cách này. Khoảng một tuần sau khi hết triệu chứng, mẫu bệnh phẩm ở hầu họng gần như khó bắt được virus, nên cho kết quả âm tính.
"Một số người ho, tiết ra chất nhầy để tống xuất những tế bào tổn tওhương còn sót lại mang vật liệu di truyền của virus. Lúc này, khi lấy mẫu có thể có kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính, chính là do vật liệu di truyền của virus, không có nghĩa là tìm thấy virus còn sống và còn đang gây bệnh", ông Luật nói.
Ông Luật phân tích, nCoV là loại virus mang bộ gene RNA. Đây là một phân tử axit nucleic đơn chuỗi. Trong quá trình xét nghiệm, một enzym có tên reverse tﷺranscriptase gắn với RNA chuỗi đơn của virus và tạo ra một bản sao dựa trên DNA, sau đó DNA bổ sung này có thể được khuếch đại bằng quy trình PCR thông thường.
Dấu hiệu của nCoV xuất hiện ngay tไừ ngày đầu bị nhiễm bệnh, đạt mức cao nhất vào khoảng ngày thứ 14 rồi giảm dần và có thể biến mất vào ngày thứ 21. Sự thay đổi mức độ RNA của virus trong dịch hầu, họng, kháng nguyên, các kháng thể IgM và IgG trong máu, huyết thanh và huyết tương ở người nhiễm, khiến kết quả xét nghiệm có thể khác nhau ở từng thời điểm và từng giai đoạn trong tiến trình của bệnh.
Nguyên tắc của xét nghiệm là phết họng tìm lượng virus, xác virus, gene vi🉐rus trong vùng đang phết. Có những test rất nhạy, mẫu chứa khoảng 30 virus đã tìm thấy. Có test đến 100 mới thấy. Nếu các kết quả xét nghiệm chênh nhau càng chứng tỏ nồng độ virus thấp, hoặc một khả năng nhỏ họ là người đã khỏi bệnh mà mang tàn dư của virus.
"Nếu kết quả tái dương tính, có thể xét l🤪ại độ đặc hiệu của xét nghiệm, đột biến gene virus, điều kiện làm xét nghiệm... Cần phải thử lại nhiều lần đối chiếu kết quả mới có thể khẳng định", ông Luật nói.
Âm tính giả có thể xảy ra đối với kỹ thuật phân t🧸ử, nguyên nhân gồm cách lấy bệnh phẩm, thực hiện xét nghiệm chưa chuẩn xác, thuốc thử sắp hết hạn. Dương tính giả có thể xảy ra khi một người bị nhiễm virus khác.
Nghiên cứu cho thấy xét nghiệm RT-PCR ở bệnh nhân Covid-19 cho kết quả RNA dươ🌄ng tính ở các bệnh phẩm, tỷ lệ như sau: dịch rửa phế quản (93%), đờm (7ꦅ2%), gạc mũi (63%), mẫu sinh thiết phổi xuyên phế quản (46%), gạc hầu họng (32%), phân (29%), máu (1%) và nước tiểu (0%).
Một câu hỏi đặ💯t ra là bệnh nhân có thể bị tái nhiễm sau khi khỏi Covid-19 không? Các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng các báo cáo về các bệnh nhân dường như đã hồi phục nhưng sau đó xét nghiệm RT-PCR dương tính trở lại không phải là tái nhiễm (reinfection). Đây có thể là do "tái kích hoạt" (reactivate) của sự nhiễm virus kéo dài không được phát hiện bằng các xét nghiệm trong một thời gian.
Đến ꦗnay chưa thấy bằng chứng nào về khả năng truyền nhiễm của người tái dương tính. Tuy nhiênᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ bệnh nhân vẫn được cách ly theo dõi tại bệnh viện để phục vụ công tác giám sát, nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh.
Thế giới chưa ghi nh♏ận những lây nhiễm thứ phát từ bệnh nhân đã điều trị khỏi. Ở Việt Nam, tỷ lệ tái dương tính không nhiều nên chưa đủ để khẳng định họ có lây hay không ra cộng đồng.
Thúy Quỳnh