Thay vì dùng lứa U23 trên đất Uzbekistan, Nhật Bản chỉ cử các cầu thủ U21 dự giải nhằm chuẩn bị cho Olympic Paris 2024. Nhưng đội bóng của HLV Go Oiwa không lép vế khi đối đầu với các đàn anh. Họ thậm chí vào bán kết với thành tích bất bại. Ở vòng bảng, họ thắng UAE 2-1, hòa Saudi Arabia 0-0 và thắng Tajikistan 3-0. Đến tứ kết, Nhật Bản gây ấn tượng mạnh hơn khi✃ thắng 3-0, b⛦iến Hàn Quốc thành cựu vương.
Đây là chuyện không mới, bởi Nhật Bản luôn cử những đội hình trẻ dự các giải U23 nhằm giúp cầu thủ có thêm kinh nghiệm, thực tiễn thi đấu. Tại ASIAD 2018, Nhật Bản cũng dùng lứa U21 nhằm chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020. Giải này, đội 🐲bóng xứ mặt trời mọc vào đến bá𒅌n kết, trước khi thua Tây Ban Nha 0-1.
Nhật Bản sở hữu cấu trúc bóng đá mạnh mẽ nhờ việc lên kế hoạch chi tiết. Họ có nguồn cầu thủ nội dồi dào với khâu tuyển chọn, sàng lọc được tiến hành qua nhiều cấp độ trẻ. Để được triệu tập từ lứa U21 trở lên, các cầu thủ Nhật Bản phải thể hiện được khả năng khi đá trong nước cũng như nước ngoài. Những ngôi sao hàng đầu cũng không được đảm bảo chỗ đứng, nếu thiếu bản lĩnh cạnh tranh và thời gian thi đấu ở CLB chủ quản. Điều này khiến các cầu thủ phải ꦡnghiêm túc trong việc cải thiện bản thân và cạnh tranh cho suất đá chính. Các cầu thủ trẻ cũng sẵn sàng được tạo điều kiện thi đấu nếu thể hiện tốt, từ đó mở ra cơ hội sang nước ngoài.
Nhiều cầu thủ Nhật Bản dự giải U23 châu Á 2022 từng có trải nghiệm tại J-League 1 trong ít nhất một mùa. Yuito Suzuki, người lập cú đúp và kiến tạo bàn còn lại trong trận thắng Hàn Quốc, hiện khoác áꦏo Shimizu S-Pulse. Anh ghi năm bàn qua 79 trận cho CLB từ năm 2020.
Saito Koki, tiền đạo sinh năm 200🀅1, từng ghi chín bàn qua 63 trận khoác áo đội một Yokohama FC giai đoạn 2018-2020. Anh hiện đầu quân cho CLB ở giải hạng nhất B của Bỉ Lommel. Tiền vệ 21 tuổi Daiki Matsuoka đá 76 trận cho Sagan Tosu giai đoạn 2019–2021, và hiện khoác áo Shimizu S-Pulse. Anh cũng đã đá 15 trận trong màu áo mới꧟.
Joel Chima Fujita sinh năm 2002, có bố là người Nigeria và mẹ là người Nhật Bản. Tiền vệ này từng kho🃏ác áo Tokushima Vortis, và đang thuộc biên chế Yokohama F. Marinos. Còn nhiều cầu thủ Nhật Bản nổi bật khác không thể dự giải vì chấn thương, gồm Ryotaro Araki - tiền vệ sinh năm 2002 đang khoác áo CLB tại J-League 1 Kashima Antlers.
Bên cạnh việc trao cơ hội cho lứa trẻ thử sức ở đấu trường trong nước và các giải đấu cấp châu lục, bóng đá Nhật Bản thành công nhờ việc thu thập dữ liệu và theo dõi quá trình phát triển của từng cầu thủ. Quá trình này đ♋ược thực hiện từ khi họ còn là sinh viên, thậm chí đá phong trào ở đại học, với các dữ liệu liên tục được phân tích để tinh chỉnh. Nhật Bản cũng luôn đặt mục tiêu rõ ràng, đó là duy trì thế thống trị ở châu Á. Mọi thứ đều🗹 được lên kế hoạch từng bước từ trước các đợt tập trung đội tuyển.
Lực lượng của ĐTQG Nhật Bản cũng rất trẻ với nhiều cầu thủ dưới 25 tuổi, như Maeda Daizen (24), Hatate Reo (24), Tanaka Ao (23), Mitoma Kao🌄ru (25), Ueda Ayase (23), Itakura Ko (25) hay M🦹iyoshi Koji (25). Đây là lứa cầu thủ giành ngôi á quân Asian Games 2018, giành vị trí thứ tư tại Olympic Tyoko 2020. Dù vậy, họ bị loại từ vòng bảng giải U23 châu Á 2020 khi rơi vào bảng tử thần với Qatar, Saudi Arabia và Syria.
Điều quan trọng không kém là Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) luôn làm việc tích cực với các CLB chủ quản để lên kế hoạch, quản lý, và 🥃triệu tập đội ngũ tốt nhất, kể cả những trận không nằm trong lịch thi đấu của FIFA. JFA cũng đầu tư mạnh tay để các cầu thủ có cơ hội c🍎ạnh tranh ở những giải giao hữu quốc tế với những nền bóng đá hàng đầu thế giới.
"Cách làm này của Nhật Bản mất nhiều thời gian, nhưng tạo ra nền bóng đá ổn định và bền vững", báo Thái Lan Siam Sport bình luận.
Hồng Duy