Hàng loạt quốc gia đang vội vã đặt hàng molnupiravir, một loại thuốc viên sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm Merck của Mỹ, được cho là có khả năng giảm 50% nguy cơ nhập viện và tử vong do nCoV. Công ty này hôm 1/10 công bố kết quả thử nghiệm của molnupiravir và nhận về vô số đán♒h giá tích cực, nhiều người thậm chí còn gọi nó là "quân bài thay đổi cuộc chơi" trước Covid-19.
Merck cho biết sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụngꩵ khẩn cấp molnupiravir tại Mỹ. Đây là thuốc kháng virus đầu tiên đặc trị Covid-19, có thể dễ dàng kê đơn để ngăn các ca bệnh nhẹ và trung bình chuyển biến nghiêm trọng và được đánh giá là thành phần còn thiếu của kho vũ khí y tế chống nCoV.
Giới chuyên gia lo ngại nhiều người sẽ coi đây là phương án thay thế cho vaccine, đồng thời cảnh báo cuộc chạy đua mua molnupiravir sẽ dẫn đến tình trạng nước giàu tích trữ thuốc trong khi nước nghèo không có nguồn cung, tương tự vấn🐷 đề vớღi vaccine diễn ra từ năm ngoái đến nay.
"Molnupiravir thực sự có tiềm năng để thay đổi một phần cuộc chơi. Chúng ta cần bảo đ🌠ảm không lặp lại lịch sử, không đi vào vết xe đổ kẻ thừa người thiếu với vaccine Covid-19", Rachel Cohen, giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Thuốc cho Bệnh dịch bị bỏ sót, nêu quan điểm.
Vaccine vẫn được coi là biện pháp phòng vệ tốt nhất trước Covid-19, nhờ khả năng hạn chế nguy cơ nhiễm virus và biến chứng nặng. Tꩲuy nhiên, hàng triệu người ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa được tiêm chủng vì không đủ điều kiện hoặc thiếu nguồn vaccine. Điều đó khiến molnupiravir trở thành giải pháp ứng phó khi tỷ lệ tiêm chủng tại nhiều nước vẫn tăng chậm.
"Rất nhiều người không thể tiêm vaccine. Loại thuốc này sẽ là giải pháp hàng đầu với nhữn🐬g người nhiễm virus và xuất hiện triệu chứng", Nial Wheate, giáo sư Trường Y dược thuộc Đại học Sydney của Australia, nhận xét.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Airfinity cho thấy 8/10 quꦇốc gia và vùng lãnh thổ đang đàm phán hoặc đã ký hợp đồng mua thuốc nằm tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Australia và New Zealand.
Các quốc gia này đang tìm cách tránh mắc sai lầm trong quá khứ, khi việc chậm trễ đặt mua 🅷vaccine khiến chương trình tiêm chủng đình trệ trong lúc đất nước chật vật đối phó những đợt bùng phát do biến chủng Delta.
"Tôi nghĩ tất cả đều muốn nắm lợi thế trong những loại thuốc mới. Một số nước đang tránh rơi vào cái bẫy từ💞ng mắc phải khi các quốc gia thu nhập cao tích trữ toàn bộ vaccine", Cohen nhận định.
Hiện chưa rõ mỗi nước sẽ trả bao 🅰nhiêu tiền để mua th▨uốc.
Mỹ đồng ý chi 1,2 tỷ USD cho 1,7 🅰triệu liều nếu molnupiravir được phê duyệt, tương đương với 700 USD/liều. Nhà nghiên cứu Melissa Barber và Dzintars Gotham cho rằng Merck chỉ mất 18 USD để chế tạo một liều molnupiravir, dựa trên tính toán về nguyên vật liệu thô.
Merck không bình luận liệu con số này có chính xác không, nhưng khẳng định tính toán của các chuyên gia chưa xét đến chi phí nghiên cứu và phát triển. Công ty cũng dự kiến áp dụng cách tính giá theo c💃ấp độ, dựa trên mức thu nhập của từng nước.
Quốc gia thu nhập thấp có thể gặp bất lợi khi triển khai molnupiravir, bao gồm xác định đối tượ💦ng được sử dụng thuốc là người có triệu chứng hay cần có xét nghiệm dương tính nCoV. Điều này đòi hỏi quy trình xét nghiệm tốn kém và mꦦất thời gian.
"Đây sẽ là trở ngại với nhiều nước. Kết𓆏 quả thử nghiệm hiện nay dựa trên những người được uống thuốc trong vòng 5 ngày từ khi xuất hiện triệu chứng. Một số nước có thể ko triển khai xét nghiệm nhanh như vậy", Cohen nói thêm.
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) ca ngợi molnupiravir là "biện pháp cứu mạng tiềm năng" cho người dân ở những khu vực chưa phủ vacci𒊎ne và dễ tổn thương trước dịch bệnh. Tuy nhiên, vấn đề là họꦯ sẽ tiếp cận loại thuốc này như thế nào.
Leena Menghaney, người đứng đầu chiến dịch tiếp cận thuốc của MSF tại Nam Á, cho biết loại thuốc này tương đối dễ sản xuất, nhưng Merck nắm bản quyền và có thể quyết định bán thuốc cho nước nào và tự đặt ra mức giá cụ thể. Bà kêu gọi miễn trừ bản quyền với loại thuốc này, cho phép mọi quốc gia tự sản xuất molnupiravir để cứu nhiều mạng s🔯ống hơn.
Nhiều nhà hoạt động từng kêu gọi miễn trừ bản quyền với vaccine Covid-19, nhưng đề xuất 🔯bị chặn bởi một 🐠số chính phủ, trong đó có Anh.
Cohen cho rằng công nghệ và thiết bị y tế nên được coi là hàng hóa công cộng, tình trạng hiện nay đặt ra câu hỏi về biện pháp bảo đảm những lợ🧸i ích của chúng được chia sẻ bình đẳng. "Chúng tôi lo ngại nguy cơ chủ nghĩa dân tộc trong đối phó dịch bệnh. Điều đáng lo nhất là quyền tiếp cận bình đẳng với thuốc kháng virus sẽ là thách thức không nhỏ với các nước thu nhập thấp và trung bình", bà nêu quan điểm.
Vũ Anh (Theo CNN)