"Hai vợ chồng có con mực khô, đĩa lạc cũng có thể ngồi cụm ly. Uống vào mới có nhiều chuyện để nói, chứ không u꧃ống thì xong bữa nhanh lắm", chị Hà nói. Vì thích uống bia nên ngày nào cô vợ cũng vào bếp chuẩn bị mồi nhắm. Thi thoảng, họ mời thêm bạn 🉐bè, người quen đến nhậu chung.
Chị Hà cho biết, ngồi cụmꦑ ly với chồng và mọi người, chị thấy có sự bình đẳng, điều hiếm thấy ở vùng quê này. Hiện tại, có bầu tháng thứ 5, thi thoảng chị vẫn nhấp chút bia để chồng có bạn nhậu mình cũng đỡ thèm mà không ảnh hưởng đến con trong bụng.
Trước khi lấy chồng, chị Hà từng là trưởng phòng truyền thông của một công ty dịch vụ vận tải. Người phụ nữ này thừa nhận biết uống rượu bia là một lợi thế lớn giúꦕp có được nhiều hợp đồng có lợi cho doanh nghiệp. Sau 5 năm làm việc, từ nhân viên chị đã thăng tiến lên vị trí trưởng phòng, một phần nhờ kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng trên bàn nhậu.
"Ở công ty tôi, khi 🥃gặp đối tác, dù nam hay nữ, chỉ những người bi⛎ết uống mới được cử đi", Hà nói.
Trường hợp của Hà được các nhà nghiên cứu tâm lý coi là "sự tích cực của những người vợ thích rượu bia". Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journals of Gerontology B: Psychological Sciences cho thấy những cặp vợ chồng cùng biết nhậu có hôn nhân hạnh phúc 🔯hơn.
"Họ hạnh phúc hơn có lẽ🧜 vì họ có những hoạt động thư giãn bên nhau nhiều hơn", tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Kira Birditt ở Đại học Michigan (Mỹ) nói.
Thực tế cho thấy, "hay sử dụng rượu, bia" không còn là đặc trưng của nam giới. Báo cáo của hãng Euromonitor International năm 2019 cho thấy Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn thứ 3 châu Á. Khảo sát hơn 6.000 người cho kết quả, 93% từng sử dụng rượu, bia. Trong nhóm nam giới 94,8% cho biết thường xuyên uống, nhóm nữ l♓à 91,79%.
"Bình đẳng giới ở🎃 Việt Nam được tôn trọng nên việc hay sử dụng rượu bia không còn mặc định dành riêng cho nam giới. Theo dự báo, số lượng phụ nữ sử dụng đồ uống có cồn có chiều hướng tăng lên", báo cáo nhận định.
Bên cạnh mặtꩲ tích cực, nhiều chuyên gia tâm lý phụ nữ cho rằng tỷ lệ phụ nữ uống rượu, ꦬbia ngày càng tăng trong một số trường hợp có thể phản ánh một vấn đề khác là sức khỏe tinh thần của họ đang gặp vấn đề.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm (TP HCM) cho rằng một số phụ nữ tìm đến rượu, bi൩a vì trống rỗng, cô đơn từ sâu bên trong. "Đây là một cách phụ nữ khỏa lấp thiếu hụt, giải tỏa buồn phiền", bà Tâm nói.
Anh Thư (🍌35 tuổi, ♑Hà Nội) chưa từng biết đến đồ uống có cồn cho đến khi cuộc hôn nhân tan vỡ 6 năm trước. Trong những bữa cơm muộn một mình, chị thường uống vài lon bia để tạm quên đi hiện thực và ngủ được đôi chút. "Tôi không có sự nghiệp vững vàng, con phải nhờ ngoại nuôi và chồng cũng chẳng có. Nghĩ đến điều đó, cơn đau cứ âm ỉ, buộc tôi cố quên đi", chị kể.
Vài năm sau, khi công việc tốt lên, quên được nỗi đau ly hôn, đón được con gái về lại Hà Nội, chị cũng dần từ bỏ những đêm chếnh choáng bên những lon bia lăn lóc ở sàn nhà. Nhưng khi con gái đi dự tr🍸ại hè, tranh cãi với chồng cũ chuyện nuôi dậy con, chị l♚ại rủ bạn bè đi nhậu.
"Có nhữ🐠ng lần nửa đêm tôi mới về. Có hơi men tôi dám trút hết những buồn bực trong lòng, dám nói ra những ꩲđiều mà khi tỉnh táo không thể nói", chị kể.
Trên diễn đàn của những người trầm cảm, hàng trăm người, trong đó có không ít phụ nữ cho biết uốn💜g rượu, bia là cách để họ giải tỏa khi mất ngủ vì buồn phiền.
Hồng Hạnh (24 tuổi, ở TP HCM) cũng chỉ bắt đầu biết đến bia rượu sau khi chia tay mối tình đầu cùng lúc mất việc vì đại dịch, năm 2021. Kết nối với bạn thân qua những cuộc gọi video hay tin nhắn không khỏa lấp được bu🦩ồn phiền trong cô.
"Thời đó, người ta tìm mua rau, mua thịt để tích trữ trong những đợt giãn 💫cách, tôi chỉ mua bia, rượu về uống", Hạnh kể. Ban đầu chỉ một lon bia cũng đủ khiến cô mơ màng, nhưng sau đó càng uống càng tỉnh, cô phải tìm đến rượu mạnh. Cũng như chị Anh Thư, chỉ khi nào thật say, Hạnh mới có thể ngủ.
Khi hết Covid, cô gia nhập một nhóm bạn toàn là nữ và có chung sở thích nhậu. Tuần 🥀vài lần, họ tụ tập ở quán quen, uống đến khi nào say mềm mới về.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm cản🐻h báo, nhậu không chỉ gây tốn kém tiền bạc, mất thời gian, mất kiểm soát mà còn tổn hại đến sức khỏe. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, tháng 6/2020 cho hay,ไ phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nghiện rượu và chịu các tác hại liên quan đến bia rượu như ung thư, tổn thương gan và bệnh tim nhiều hơn đàn ông.
Hồng Hạnh phát hiện bị viêm loét dạ dày sau hai năm uống bia. Nhưng động lực để cô thức tỉnh chỉ đến khi cùng bạn đi xe máy về nhà sau cuộc nhậu và gꦫây tai nạn. "Đó là một bác tầm tuổi mẹ tôi. Nhìn con bác ấy gào khóc vì hoảng sợ, tôi sực tỉnh, nhận ra mình đang không chỉ bào mòꦡn mình, mà có thể ảnh hưởng đến người khác vì rượu, bia", Hạnh nói.
Cô thừa nhận may mắn khi haꩵi mẹ con người kia chỉ bị thương nhẹ. Bây giờ, thay vì dùng bia, rượu mạnh mỗi ngày, cô làm bạn với tinh bột nghệ và mật ong để bớt những cơn đau dạ dày.
Còn Anh Thư hoảng hốt nhận ra mình đang trở thành gương xấu cho con gái đang học lớp 1 khi nhận ra những thay đổi của bé. "Con bảo tôi là 'mẹ hư đốn' khi nghe kể tôi đi nhậu với bạn tới nửa đêm mới về", chị nói. Nhưng chị lo ngại hơn khi thấy khi chơi trò đồ hàng với bạn, con gái rủ cụm ly, giả vờ uống bia, đi loạng choạn🐎g như chị mỗi lần say.
Chuyên gia khuyên thay vì tìm đến thú vui bên ngoài như những cuộc nhậu phụ nữ n💮ên trở về với chính mình. ''Cần dành thời gian chiêm nghiệm, suy ngẫm, tổng kết cuộc đời xem mꦍình đúng, sai chỗ nào, đã làm được gì tích cực, tiêu cực và thay đổi theo hướng tốt hơn'', bà nói.
Theo bà Tâm, chị em kết nối với bên trong bằng cách lắng nghe chính mình, yêu thương bản thân, tha thứ cho mình và cho người. Nên thường xuyên thiền định, viết🐷 ra những suy tư để giải tỏa và dành thời gian cho gia đình, lấy họ làm động lực và niềm vui sống.
Anh Thư dần nhận ra những cơn say của mình ảnh hưởng đến con gái đang tuổi lớn nên tập tiết chế cơn thèm. Thay vì ngồi nhậu với bạn hay uống bia một mình, chị𒐪 chạy bộ mỗi chiều, tăng ca nhiều hơn để có thêm th🎃u nhập.
Phạm Nga
* Tên nhân vật trong bài đã thay đổi.