Vì sao doanh nghiệp Việt không muốn lớn?
Ngꦛay tại Hội nghị, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký chỉ thị yêu cầu không được thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá một lần một năm, thanh tra đột xuất khi vi phạm thì không được mở rộng.
Đây không phải là một vấn đề mới. Góc nhìn từng đăng tải nhiều bài viết của ông Đậu Anh Tuấn - trưởng ban ph𒐪áp chế Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về các cơ chế ▨“hành” doanh nghiệp. Trong đó, thanh tra kiểm tra quá nhiều lần trong một năm là tình trạng phổ biến.
Theo cuộc điều tra 10.000 doanh nghiệp tư nhân năm 2015 của VCCI, một doanh nghiệp lớn điển hình sẽ đón 3 đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ🌌🅘 là 2 đoàn.
50% số doa♔nh nghiệp lớn bị than🌞h tra từ 3 lần trở lên trong năm gần nhất. Tỷ lệ này với doanh nghiệp nhỏ là 24%. Một doanh nghiệp lớn bình quân sẽ mất 40 giờ cho mỗi cuộc thanh tra thuế khi doanh nghiệp nhỏ là 7 giờ.
Một cuộc điều tra 2.500 doanh nghiệp về thuế năm ♔ngoái cũng cho kết quả tương tự, trên 62% doanh nghiệp có quy mô vốn trên 50 tỷ đồng phải đón tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra về thuế trong năm gần nhất trong khi chỉ là 37% nếu quy mô vốn từ một tỷ trở xuống.
Một cuộc điều tra hơn 3.100 doanh nghiệp về hải quan trong cùng năm cũng của VCCI thì 66% doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng từng bị xử phạt vi phạ🀅m hành chính về hải quan, tỷ lệ này chỉ là 48% nếu quy mô vốn dưới 10 tỷ.
“Phần lớn ch💟ỉ muốn làm ăn nhì nhằng, trông chờ được yên ổn, thoát được khỏi tầm ngắm của hệ thống💫 cơ quan công quyền.” - đại diện giới doanh nghiệp nói về tâm lý làm ăn ngày nay.
Trong khi đó, tinh thần “không thanh tra, kiểm tra quá một lần mỗi năm” thật ra𒉰 đã được nêu ra từ lâu trong Nghị quyết 35 - chứ không phải tới hôm qua mới đề cập.