Hơn tuần nay, giá heo hơi tại các tỉnh trên cả nước đã giảm xuống dưới 60.000 đồng một kg, có nơi chỉ ở mức 52.000 đồng một kg, t🐟hấp nhất hai năm qua. Tuy nhiên, giá thịt heo bán tại các chợ vẫn rất cao.
Theo ghi nhận của VnExpress tại các cửa hàng kinh doanh thịt heo ở TP HCM, ba rọi rút xương và sườn non cùng có giá 220.000 đồng một kg, ba rọi thường 170.000 đồng một kg, cốc lêt, thịt đùi, nạc dăm có giá 180.000 đồng một kg. Đây cũng là mức giá được tiểu thương các chợ vàℱ cửa hàn🌸g bán thịt ở TP HCM duy trì từ khi giá heo hơi ở mức cao 70.000-75.000 đồng một kg đến nay.
Lý giải nguyên nhân, bà Hoa, chủ sạp thịt heo trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) cho biết, giá thịt heo pha lóc bà lấy ở lò mổ không giảm nên không thể hạ g🦄iá bán ra cho khách. "Mỗi kg thịt🐷 heo tôi chỉ lời được 5.000-10.000 đồng, sau khi đã trừ khá nhiều chi phí nên không thể giảm tiếp", bà Hoa nói.
Cũng cho biết giá đầu vào cao, bà Loan, tiểu thương bán thịt heo tại chợ Minh Phụng (quận 6) cho rằng, mấy nay lượng thịt heo nhập về bán không nhiều. Do đó, các đầu mối trước giao giá như thế nào, nay họ vẫn giữ nguyên như vậy. "Nếu ch𒈔úng tôi giảm thì coi như buôn bán khဣông có lời", bà nói.
Thực trạng giá thịt pha lóc vẫn ở mức cao được anh Hòa, chủ cơ sở giết mổ heo ở quận 12 cho biết do heo từ trang trại đến lò mổ tốn khá nhiều chi phí, ngoài các khâu trung gian như trước đây, nay chi phí cho 💫phòng dịch và vận chuyển tăng khá cao.
Theo tính toán của anh Hoà, để vận chuyển một chuyến heo từ Long An lên TP HCM, hiện chi phí tăng gấp đôi. Ví dụ ♈một lò có khoảng 3 người đi cùng🍬 tài xế vận chuyển heo cũng tốn cả triệu đồng tiền test Covid-19. "Chưa kể, khâu lưu thông cũng rất chậm, bị kéo dài thời gian do phải để cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát bệnh tật", ông Hòa nói.
Ngoài ra, anh Hoà cho rằng việc mua qua các mối lái cũng làm đội giá. Nếu heo mua tại chuồng ở Long A☂n chỉ có mức 59.000 đồng một kg, khi mối lái thu mua bán lại cho lò giết mổ phải l𒊎ên 62.000-63.000 đồng một kg heo hơi. Cộng thêm nhiều chi phí vận chuyển, công giết mổ, giá thành mỗi kg heo hơi là 67.000-70.000 đồng. Do đó, giá heo pha lóc tại các lò giết mổ không thể điều chỉnh giảm.
Chủ cơ sở giết mổ heo Ngọc Minh (Thủ Đức) cũng cho rằng, dù giá heo hơi đã giảm mạnh so với trước nhưng chi phí cho hoạt động giết mổ tăng mạnh trong bối cảnh dịch căng thẳng nên giá thịt bán ra khó hạ. "Nhân công để giết mổ heo hiện rất khó tìm vì họ sợ nhiễm Covid-19 nên xin nghỉ hết. Chúng tôi dù rất muốn duy trì họat động nhưng các chi phí tăng quá cao, khâu lưu th🎀ông l🐲ại khó nên hiện cũng quyết định đóng lò mổ chờ hết dịch mới mở lại", chủ cơ sở trên cho biết.
Thừa nhận đang diễn ra thực trạng các lò giết mổ ở TP HCM ngưng hoạt động nhiều, chi phí lưu thông hàng hóa, nhân công đều tăng, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp h🌠ội Chăn nuôi heo Đồng Nai cho rằng giá bán thịt heo lẻ khó giảm tương ứng với giá heo hơi.
"Trước đây, khi còn 3 chợ đầu mối mở c♏ửa, lượng heo từ Đồng Nai về TP HCM 7.000-8.000 con, nay mỗi ngày giảm 4.000-5.000 con do khâu lưu thông khó, lò giết mổ nghỉ", ông Công nói.
Là đơn vị chuyên cung ứng thịt heo cho các cửa hàng, siêu thị, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Việt Nam (VISSAN) cũn꧒g nhìn nhận rằng, chi phí để làm ra sản phẩm đầu cuối tăng rất cao. Ngoài các chi phí về logistic, cô♛ng ty cũng phải dành ra khoản tiền rất lớn để phòng chống dịch, trong đó chi phí test Covid-19 cho tài xế và công nhân cũng chiếm khá cao.
Đợt dịch này,꧃ ông cho biết công ty phải tăng công suất cung ứng lượng hàng hóa cho TP HCM gấp đôi so với thông thường. Theo đó, 1.600 lao động tại nhà máy sản xuất phải dựng lều ở lại để vừa làm việc, vừa phòng chống dịch.
"Công ty phải lo cho họ một ngày 4 bữa ăn và mỗi tuần test Co༒vid-19 một lần. Riêng 300-400 tài xế của công ty thì 3 ngày test Covid-19 một lần. Mặt khác, khá nhiều chi phí không tên mà công ty phải chi trả trong mùa dịch. Do 🔯đó, đợt này dù bán được nhiều hàng nhưng lợi nhuận vẫn không đủ bù đắp chi phí", ông Phú nói.
Liên quan tới vận chuyển, cung ứng hàng hoá, tại cuộc họp trực tuyến giữa Thủ tướng và TP HCM, cùng 27 tỉnh, thành phố phía Nam ngày 15/7, lãnh đ🦂ạo Bộ Công Thương, Giao thông vận tải cam kết tạo ಌluồng xanh cho vận chuyển hàng hoá.
Song khâu vướng mắc hiện nay nằm ở phía các địa phương, quy định của Bộ Y 𝓡tế khi yêu cầu về đảm bảo phòng dịch, giấy 🧸xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày với tài xế, người vận chuyển hàng hoá từ các địa phương về TP HCM. Thực tế này khiến doanh nghiệp vận tải tăng thêm chi phí vận chuyển, khâu logistics bị tắc, hàng hoá từ các tỉnh dồi dào nhưng khó vào TP HCM.
Trước thực tế này, đại diện Ban chỉ đạo cung ứng﷽ hàng hoá (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị này đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thống nhất với các tỉnh𝓰, thành phố về địa điểm xét nghiệm Covid-19, bổ sung các điểm xét nghiệm nhanh tại các chốt, trạm kiểm soát.
Bộ Y tế cũng cần xem xét, thống nhất 🅠yêu cầu xét nghiệm nhanh (thời gian hiệu lực 3 ngày) cho phép lái xe, phương t𒁃iện vận tải hàng hóa thiết yếu và người áp tải đi về trong ngày phục vụ TP HCM và các tỉnh phía Nam, để các địa phương, doanh nghiệp cùng thực hiện.
Trong khi đó, ngoài tạo luồng x📖anh cho vận chuyển hàng, tháo gỡ khâu xét nghiệm Covid-19 cho tài xế, các chuyên gia cho rằng, các bộ, ngành cần thống nhất, đưa ra quy trình "luồng xanh vận chuyển hàng hoá khép kín" theo hư🦹ớng "1 con đường, 2 điểm đến". Tức là, tài xế khi đã có giấy xét nghiệm âm tính, phương tiện trước khi vào thành phố được phun khử khuẩn phòng dịch, thì sẽ chỉ được đến điểm đã đăng ký, tài xế không xuống xe, hàng sẽ được sang bởi một đội vận chuyển, bốc xếp được bố trí tại chỗ...
Thi Hà - Anh Minh