Deb Harrison sống tại Hudson Valley, New York cùng con gái Kira, 15 tuổi và con trai Justice, 16 tuổi. "Chúng tôi cùng quan điểm về nhiều thứ trong cuộc sống, trừ smartphone. Kira chọn iPhone 11 vì không muốn trở thành 'người kỳ quặc' trong mắt mọi người, còn Justice dùng Motorola One 5G chạy Android", Harrison nói với WSJ.
Harrison cho biết con trai bà lựa chọn đi ngư♏ợc với đám đꦓông để nhận được sự chú ý. "Bạn bè giễu cợt Justice vì không dùng iPhone, nhưng thằng bé không bận tâm", bà nói.
Bất đồng quan điểm về hệ điều hành smartphone không hiếm tại Mỹ. Theo thống kê của Statcounter, Apple hiện nắm giữ 57% thị phần điện thoại di động tại nước này, cao hơn mức 42% của Android. Tỷ lệ còn chênh lệch hơn ở phân khúc người dùng trẻ. Theo khảo sát của ngân hàng đầu tư Piper Sandler năm ngoái, 87% thanh thiếu niên sở hữu iPhone và cũng từng đó phần trăm dự định mua iPhone nếu đổi ♕điện thoại.
Melissa Jones, từng là giáo viên ở Lebanon, Indiana, cho rằng đối với học sinh sinh viên, sở hữu điện thoại mới và thời thượng luôn là một trong những điều được coi trọng, ít nhất là trong con mắt của chúng. Vấn đề đã tồn t💛ại nhiều năm. Tuy nhiên, việc này trước đây chỉ được xem như trò đùa, nhưng giờ bị đẩy lên thành quan điểm kể từ khi TikTok phổ biến.
"Bạn đang nói với tôi, giờ là năm 2023, nhưng bạn vẫn cầm trên tay một chiếc Android ư? Bạn phải ít nhất 50 tuổi rồi", Abdoul Chamberlain, nhà sáng tạo nội dung 20 tuổi với hơn 3,4 triệu người theo dõi trên TikTok, đăng video hồi tháng 4. Chamberlain cho rằng chỉ người đã làm cha mẹ hꦯoặc người lớn tuổi mới dùng điện thoại Android, và nói sẽ từ chối nếu ai đó tặng một chiếc, kể cả khi chúng "xịn" đến đâu.
"Những nội dung phân biệt hai hệ điều hành trên TikTok khiến thanh thiếu niên đối đầu nhau. Nhiều trong số đó liên t⛎ưởng Android với công nghệ cũ, dành cho người lớn tuổi, bất kể smartphone mới thực tế hiện đại ra sao", Jones nói.
Trên TikTok cũng không hiếm video có nội dung mô tả trải nghiệm buồn bã tại trường học của một số người khi dùng m🐓áy Android. Họ thậm chí cho biết đã bị bạn bè gọi là "người thời trung cổ" hoặc "bị🦩 phá sản" vì không có iPhone.
Theo hãng ngh൩iên cứu Counterpoint, xu hướng mua iPhone của giới trẻ, trong đó có việc thuyết phục cha mẹ mua cho họ, vẫn tăng dù giá trung bình iPhone đang tiến đến mốc 1.000 USD, gần gấp ba so với giá trung bình của smartphone Android. Giới chuyên gia cho rằng, có nhiều yếu tố khiến giới trẻ thích iPhone, nhưng ba lý do phổ biến là tính thời trang, giá trị sản phẩm mang lại và bị gắn chặt vào hệ sinh thái Apple.
Trong đó, vấn đề tin nhắn màu xanh lá cũng là điều khiến cộng đồng iPhone và Android trở nên xa cách. "Khi tin nhắn xanh lá xuất hiện, các thành viên trong nhóm sẽ nghĩ người gửi dùng Android. Người đó có thể bị loại bỏ hoặc không được chú ý trong cuộc trò chuyện. Điều đó hình thành áp lực dù chỉ trong cộng đồng nhỏ", Annelise Hillman, 23 tuổi, nói với FT꧃🐷 hồi tháng 3."Áp lực từ một chiếc điện thoại, thật điên rồ".
Không chỉ ở Mỹ, người trẻ toàn cầu cũng đang bị thu hút bởi các tính năng độc quyền của Apple, như AirDrop cho phép chia sẻ nhanh ảnh, video và tập tin. Nói với WSJ, Choi Kab-soo, nhiếp ảnh gia sống ở Seoul, đánh giá iPhone và điện thoại cao cấp Samsung đều có sức mạnh chụp ảnh ngang nhau. Nhưng xét về tính nă🌠ng gửi ảnh lập tức sang cho người khác, thiết bị Apple làm tốt hơn.
Trở lại với câu chuyện của Deb Harrison, bà cho biết con trai mình và nhóm bạn🌄 vẫn chơi thân với nhau. "Tình bạn vẫn bền vững dù điện thoại là Android hay iPhone. Thay vì phân biệt🐻 tin nhắn xanh lá hay xanh lam, nhóm sẽ chọn một ứng dụng miễn phí khác để trò chuyện, như Snapchat", bà nói.
Bảo Lâm (theo WSJ)