Sau hơn một năm triển khai, gó🤪i an sinh hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch giải ngân thực tế trên 13.100 tỷ đồng.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống🐻 kê tính đến cuối tháng 5/2021, gần 13,2 triệu người nhận được hỗ trợ trực tiếp bằng tiềꦆn mặt trích từ ngân sách nhà nước. Chủ yếu chi cho người có công với cách mạng, người nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách; lao động tự do mất việc làm và hộ kinh doanh.
Tỷ lệ chi hỗ trợ trực tiếp đạt hơn 22% toàn gói; trong đó hơn 11,9 triệu người thuộc nhóm chính sách xã hội với kinh phí gần 11.798 tỷ đồng. Các địa phương hoàn thành chi trả do có sẵn danh sách. Với nhóm lao động có hợp đồng phải hoãn, nghỉ việc không lương, bị chấm dứt hợp đồng hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, chính sách hỗ trợ gần 229.000 ngườ❀i với tổng kinh phí trên ♛258 tỷ đồng.
Nhóm lao động tự do, như hàng rong, ඣxe ôm không có hợp đồng lao độ꧒ng bị mất việc làm, hỗ trợ được hơn một triệu người với kinh phí trên 1.000 tỷ đồng; hơn 37.000 hộ kinh doanh tạm đóng cửa hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng.
Lý giải kết quả giải ngân chưa cao như dự kiến, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng khi nghiên cứu chính sách cuối tháng 3/2020 dịch chưa được kiểm soát nên dự báo số người bị ảnh hưởng tương đối lớn (gần 20 triệu người), thời gian hỗ trợ dài (dự kiến 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020). Song Việt Nam đã sớm kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 5/2020. Giãn cách, cách ly sớm kết ༒thúc và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần khôi phục. Hầu hết nhóm lao động, hộ kinh doanh chỉ được hỗ trợ trong tháng 4. Mức hỗ trợ thấp nên nhiều hộ không mặn mà, số lượng thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Việc lập danh sách lao độ𝓀ng tự do gặp khó khăn; nhiều người dù đi làm trong doanh nghiệp nhưng không có hợp đồng, không đủ điều kiện xét hỗ trợ. Nhiều địa phương lúng túng trong triển khai, nhất là cán bộ trực tiếp cấp xã, huyệ❀n.
"Một số nơi thận trọng, cầu toàn, sợ sai sót nên rà soát, tránh trùng lặp người hỗ trợ nên lập danh sách mất nhiều thời gian, ไthủ tục phê duyệt chậm. Cá biệt có cơ sở yêu cầu các thủ tục hành chính phát sinh gây phiền hà cho người dân", Bộ đánh giá.
Gói vay không lãi suất hơn 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương giải ngân được thấp nhất, chỉ đạt 0,26%. Chỉ 💃có 245 đơn vị tiếp cận được với số tiền 42 tỷ đồng. Điều kiện cho vay quá chặt chẽ, mức vay thấp khiến chủ doanh nghiệp không thực sự quan tâm.
Cơ quan này cho rằng gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ, nhóm hỗ trợ rộng, thuộc mọi thành phần kinh tế, trong khi chỉ có 2 - 3 tuần để nghiên cứu, ban hành chính sách ngay, 🔥khiến quá trình đánh giá tác động và lấy ý kiến góp ý chưa thực sự đầy đủ, chưa sát thực tiễn khiến người lao động khó tiếp cận.
Theo một số chuyên gia, những hạn chế trong triển khai gói 62.000 tỷ đồng để lại nhiều bài học cần khắc phục, khi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết gói hỗ trợ lần hai với kinh phí hơn 26.000 tỷ đồng. Đặc biệt cần gỡ "nút thắt" thủ tục cho vay và điều kiện nhận. Đại dịch đã tác động đến hầu hết tầng lớp lao động, nên việc hỗ trợ nhóm nào cũng l🅷à điều cần thiết trong lúc này. Song mấu chốt là thủ tục phải đơn giản để gói hỗ trợ mớiꩵ đến tay người lao động, doanh nghiệp nhanh hơn trong lúc cần nhất.
"Chỉ 5 doanh nghiệp nộp hồ⭕ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động tạm nghỉ việc", bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch công đoàn Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình Dương), nhắc lại con số khi đối chiếu với🅺 các quy định hỗ trợ của gói 62.000 tỷ.
Khu công nghiệp hơn 400 công ty, nhiều đơn vị phải tạm ngừng sản xuất và thực sự muốn được hỗ trợ. Song 5 bộ hồ sơ đều bị ngành ꧅chức năng trả lại, đề nghị bổ sung do chưa đáp ứng được tiêu chí theo quy định. Nhiều lần lên xuống phía doanh nghiệp nản lòng rồi bỏ cuộc, cuối cùng công nhân không được hỗ trợ.
Thủ tục chứng minh tài chính của doanh nghiệp trở thành rào cản lớn nhất khi tiếp cận gói hỗ trợ. "Có thể trước đó doanh nghiệp có doanh thu 100 đồng nhưng do dịch giảm chỉ còn 30 đồng thôi, như vậy ♔là kiệt sức rồi", bà Chi nói, phân tích thêm khi doa꧒nh nghiệp đang cầm cự để vượt qua khó khăn thì không còn tâm trí đâu để tới lui bổ sung hồ sơ cho người lao động hưởng chính sách. Do đó, điều kiện cần bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, nhận định những khiếm khuyết và hạn chế trong quá trình thiết kế cơ chếꦕ giải ngân gói 62.000 tỷ có thể được lý giải bởi những bối rối và bỡ ngỡ khi lần đầu phải đối diện với một dịch bệnh 🐎chưa từng có tiền lệ.
Ông đánh giá một số gói nhỏ nằm trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ được thiết kế𒅌 💎khá kỳ lạ. Điển hình là gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vay lãi suất 0% để trả lương người lao động ngừng việc. "Rất nhiều điều khoản và điều kiện khá vô lý", TS Lê Duy Bình nói.
Các quyết định cho vay bị hành chính hóa, điều kiện vay quá ngặt nghèo, không phù hợp với các nguyên tắc thương mại thông thường, không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành. Thay vì mục tiêu là bảo vệ việc làm và khuyến khích doanh ngh𓂃iệp giữ người lao động, gói hỗ trợ lại đặt ra điều kiện là doanh nghiệp phải có từ 20% hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc một tháng liên tục trở lên.
Theo ông Bình, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sắp tới cần khắc phục những khiếm khuyết cũ và cần có tính tập trung cao về nhóm được hỗ trợ, rõ ràng về tiêu chí, minh bạch trong quá trình thực hiện. Việc giải ngân phải gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành và các địa ꦛphương, đặc biệt là trách🗹 nhiệm người đứng đầu. Chỉ khi các trách nhiệm gắn với từng đơn vị, cá nhân cụ thể, họ mới mạnh dạn đề xuất các phương án tối ưu, nhanh chóng đưa tiền hỗ trợ đến đối tượng nhanh nhất.
Cấp có thẩm quyền cũng cần rõ ràng ngay về nguồn vốn của gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng này. Ngay sau khi được phê duyệt, các địa phương sẽ lập tức biết được có nguồn từ đâu, có thể nhanh chóng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn đó; 𝐆có nguồn rõ ràng thì các địa phương mới tổ chức giải ngân nhanh, hiệu quả được. Không nên tạo ra những khoản💞g trống trong quy định khiến các địa phương phải tự tìm nguồn để chi. Điều này sẽ gây khó cho nhiều địa phương, đặc biệt là những nơi khó khăn về ngân sách.
Chuyên gia nói rằng không cần tham vọng về việc đặt ra quy mô lớn của gói hỗ trợ. Với quy mô nhỏ hơn nhưng có nguồn vốn rõ ràng, với cơ chế giải ngân nha📖nh, hiệu quả, minh bạch thì sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều đối với những người lao động đang gặp khó khăn.
Chính sách cũng nên xác định rõ ràng nhóm được hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên, có tiêu chí cụ thể để tạo đồng thuận trong xã hội. Quá trình triển khai cần được minh bạch, rõ ràng với sự🐼 giám sát của người dân, các tổ chức đoàn thể và truyền thông.
Hồng Chiêu - Lê Tuyết